Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe

Sự thật về uống sữa đậu nành có giảm cân không?

admin Tác giả admin
25 Tháng Hai, 2021
in Sống khỏe, Vóc dáng
11 phút đọc
0
Thành Phần Trong Sữa đậu Nành
0
CHIA SẺ
1
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Giảm cân, giữ dáng ngày nay được coi là một xu thế thời đại không những của chị em phụ nữ mà còn đối với phái mạnh. Việc lựa chọn thức uống giảm cân hàng ngày rất quan trọng. Nó có tác động rất lớn đến hiệu quả của thực đơn giảm cân. Thay vì lựa chọn nước chanh, nước gừng hay một số loại trà giảm cân, có người lại chọn sữa đậu nành. Vậy trên thực tế, uống sữa đậu nành có giảm cân không?

Đậu nành là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi nó chứa ít calo và giàu các chất chống ô-xy hóa. Chính vì vậy, thoạt nghe thì đậu nành có vẻ là loại thực phẩm lí tưởng cho chế độ dinh dưỡng của những người đang luyện tập nhằm giảm cân và lên cơ. Hãy cùng Trang Tin Sức Khỏe tìm hiểu điều này nhé.

Nội dung

  1. Thành phần trong sữa đậu nành
  2. Uống sữa đậu nành có giảm cân không?
    1. 1. Uống sữa đậu nành như thế nào thì tốt cho cân nặng?
    2. 2. Có nên uống sữa đậu nành với đường?
    3. 3. Không nên uống sữa đậu nành vào buổi tối
    4. 4. Kết hợp sữa đậu nành và những thành thực phẩm ăn kiêng khác
  3. Những tác dụng phụ khi sử dụng sữa đậu nành giảm cân
    1. 1. Đậu nành không thể làm tăng cơ
    2. 2. Đậu nành dễ khiến bạn tăng cân
  4. Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành giảm cân

Thành phần trong sữa đậu nành

Như chúng ta đã biết, sữa đậu nành được coi là một loại thức uống được làm ra từ đậu nành nguyên chất. Nên sản phẩm có mức độ an toàn rất cao với sức khỏe con người.

Thành Phần Trong Sữa đậu Nành

Theo nghiên cứu từ y học, một ly sữa đậu nành nguyên chất có chứa:

  • 30% riboflavin và 50% vitamin B12: đây được coi là hai loại chất tham gia trực tiếp vào quá trình đốt cháy các axit béo. Và chuyển hóa chúng thành năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
  • Trong đậu nành còn có chứa chất xơ: đáp ứng được 10-12% lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, giảm đi cảm giác thèm ăn. Điều này rất khả quan đối với quá trình ăn kiêng giảm cân của chị em.
  • Đậu nành còn có sự góp mặt của hàm lượng protein và axit amin thiết yếu. Từ đó, giúp cơ thể không quá mập và khó nhìn nếu bạn thừa cân không nhiều.

Uống sữa đậu nành có giảm cân không?

Uong Sua Dau Nanh Co Tang Can Khong

Câu trả lời như chúng ta đã biết – đó là CÓ. Nhưng cụ thể giảm được nhiều hay ít và có giảm hay không thì cần xem xét. Vì đôi khi, không uống đúng cách, không chỉ không giảm cân mà còn tăng cân ngược trở lại. Thậm chí, còn gây hại cho sức khỏe của con người nữa. Để trả lời cho những thắc mắc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng khía cạnh của vấn đề như sau:

1. Uống sữa đậu nành như thế nào thì tốt cho cân nặng?

Sữa đậu nành chứa nhiều axit béo không bão hòa dạng đơn. Những axit béo này có thể giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo vào đường ruột. Bên cạnh đó, chất xơ dồi dào cũng tạo cảm giác no và giảm bớt những cơn thèm ăn. Nên uống sữa đậu nành mỗi ngày hỗ trợ cực tốt cho quá trình giảm cân của bạn.

Tuy nhiên, dù tốt tới đâu cũng cần uống vừa phải. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa, có thể gây khó tiêu đầy hơi, vô cùng khó chịu.

  • Liều lượng với người trưởng thành là khoảng 500ml mỗi ngày.
  • Mỗi lần bạn chỉ nên sử dụng khoảng một ty nhỏ từ 100-150ml mà thôi.

Hãy nhớ nhé! Đừng uống quá nhiều đậu nành trong ngày, nếu không, cảm giác ấm ách khó chịu sẽ làm phiền bạn cả ngày đấy!

2. Có nên uống sữa đậu nành với đường?

Sữa đậu nành thường khá nhạt, chỉ có mùi thơm và vị béo ngậy nhẹ nhàng của đậu nành mà thôi. Vì thế, thói quen của hầu hết mọi người là cho đường vào để có vị ngọt nhẹ, tăng thêm mùi vị cho loại đồ uống này. Nhưng đây quả thật là thói quen không tốt nếu như bạn đang muốn giảm cân.

Đường luôn là nguyên nhân gây béo, vì đường phân giải ra rất nhiều đơn vị năng lượng. Nên một khi đã có kế hoạch giảm cân thì không thể nào để đồ ngọt có mặt trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày được.

Trường hợp bạn thích vị ngọt, chỉ nên cho một chút đường riêng cho người giảm cân vào sữa đậu nành mà thôi. Không nên cho quá nhiều đường cho thức uống này để tránh tăng cân nhé!

3. Không nên uống sữa đậu nành vào buổi tối

Thông thường, bữa tối chúng ta không nên ăn nhiều và chỉ ưu tiên sử dụng các sản phẩm dễ tiêu mà thôi. Sữa đậu nành chứa lượng đạm nhất định. Nó có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và có thể gây mất ngủ.

Khó ngủ, ngủ không ngon và thức quá khuya sẽ kích thích việc tích tụ chất béo ở vùng bụng. Vậy nên, sữa đậu nành là đồ uống thích hợp cho bữa điểm tâm vào mỗi buổi sáng. Sử dụng sữa đậu nành vào thời điểm nào cũng rất quan trọng trong giảm cân.

4. Kết hợp sữa đậu nành và những thành thực phẩm ăn kiêng khác

Tuy là loại đồ uống nhiều dưỡng chất nhưng chỉ uống sữa đậu nành cũng không phải là giải pháp tốt. Bạn nên cân đối giữa sữa với những thực phẩm có lợi khác để xây dựng lên thực đơn giảm cân khoa học.

Tùy vào cân nặng của bạn để tính toán và cân đối lượng calo cần thiết mỗi ngày. Cụ thể là cứ mỗi kg trọng lượng cơ thể cần khoảng 25-30kcal mỗi ngày. Khi giảm béo, lượng này có thể giảm xuống thấp hơn.

Thực đơn cần cân đối 4 nhóm chất chính: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vi chất (vitamin và khoáng chất). Có như thế, giảm cân mới đẹp và đảm bảo sức khỏe.

Những tác dụng phụ khi sử dụng sữa đậu nành giảm cân

Tác Dụng Phụ Khi Uống Sữa đậu Nành
  • Thứ nhất, với mục đích uống sữa đậu nành để giảm cân bạn chỉ nên sử dụng sữa đậu nành nguyên chất. Không nên sử dụng đường nhiều. Vì các chất có trong đường có thể gây phản tác dụng ngược lại, làm cơ thể tăng cân.
  • Thứ hai, để có được tác dụng như mong muốn bạn nên sử dụng sữa đậu nành tự làm tại nhà. Không nên sử dụng sữa đậu nành đã qua chế biến. Hay đậu nành có thành phần chất bảo quản. Các loại sữa đóng hộp có thể chứa thêm nhiều chất gây tăng cân hoặc gây tác dụng phụ cho sức khỏe.

1. Đậu nành không thể làm tăng cơ

Nếu bạn chọn sử dụng đậu nành thay thế cho sữa bò vì lo sợ nguy cơ tăng cơ trong quá trình tập luyện thì đây không phải một ý kiến hay.

  • Thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng các axit amin hỗ trợ cho việc tăng trưởng và hồi phục cơ bắp có trong đậu nành lại được hấp thu bởi nội tạng (dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến tụy và lá lách) và không cung cấp năng lượng cho các khu vực ngoại biên của cơ thể như cơ bắp.
  • Bên cạnh đó, protein của đậu nành còn gây ức chế hoạt động của axit amin leucine (một axit amin hỗ trợ cho việc xây dựng cơ bắp) và các nhân tố kích hoạt sự phát triển cơ bắp.

2. Đậu nành dễ khiến bạn tăng cân

Một trong những tác động xấu của đậu nành đến cân nặng là do nó có khả năng cản trở các hoạt động của tuyến giáp, làm tuyến giáp không thể hoạt động bình thường, gây suy giảm việc trao đổi chất và nguy cơ tăng cân cao hơn.

Đậu nành cũng có thể tác động đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Loại đậu này chứa rất nhiều phytoestrogens, có tác dụng khuyến khích sự tăng trưởng của các tế bào nhạy cảm với sự khuếch đại của hormone nội tiết tố nữ estrogen, từ đó dẫn tới việc tăng tích lũy mỡ trong ngực, chân, eo và mông.

Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành giảm cân

Luu Y Khi Uong Sua Dau Nanh
  • Phải đun sôi kỹ trước khi uống. Sữa không được nấu chín hoàn toàn chứa nhiều chất ức chế men Trypsin, saponin… có thể gây ngộ độc.
  • Nhiều người không hấp thụ được sữa đậu nành. Đậu nành theo đông y có tính thiên hàn. Nên những ai có tỳ vị hư hàn rất dễ bị đầy hơi, bụng chướng, ợ chua… Bệnh nhân bị chứng thận hư, di tinh, thường xuyên tiểu đêm… cũng có thể bị nặng hơn khi uống thức uống này.
  • Đường đỏ chứa nhiều axit hữu cơ có thể tác dụng với protit, canxi làm biến chất. Nên đừng pha sữa với đường đỏ để tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ.
  • Chứa sữa trong bình giữ nhiệt vì đây là môi trường dễ sản sinh vi khuẩn.
  • Đánh trứng với sữa đậu nành sẽ tạo kết tủa gây khó tiêu và làm mất chất dinh dưỡng tốt có trong thức uống này.
  • Cần uống sữa đậu nành kèm với các loại thực phẩm chứa tinh bột. Không nên chỉ uống sữa đậu nành mà thôi.
  • Nếu bạn đang uống các loại thuốc kháng sinh thì sữa đậu nành không phải là lựa chọn sáng suốt. Vì các thành phần trong kháng sinh sẽ phân hủy dưỡng chất của đậu nành.

Giờ thì bạn đã biết uống sữa đậu nành có giảm cân không hoàn toàn tùy thuộc ở bạn. Nếu uống đúng cách, liều lượng vừa phải và khoa học sẽ đem lại kết quả rất tốt đấy!

Trang Tin Sức Khỏe không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Tags: sữa đậu nành có giảm cân khôngthành phần trong sữa đậu nànhuống sữa đậu nành có tốt không

Liên quan Posts

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai
Dinh dưỡng

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi
Bản tin sức khỏe

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg
Chuẩn bị mang thai

Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

24 Tháng Hai, 2021
Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng
Làm đẹp

Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

6 Tháng Chín, 2020
Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp
Làm đẹp

Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

6 Tháng Chín, 2020
Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc
Làm đẹp

Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
Quả lê ki ma (quả trứng gà): Ngon và bổ dưỡng

Quả lê ki ma (quả trứng gà): Ngon và bổ dưỡng

4 bí quyết giúp các cặp đôi tận hưởng chuyện ấy trong kỳ nghỉ Tết

4 bí quyết giúp các cặp đôi tận hưởng chuyện ấy trong kỳ nghỉ Tết

Thực đơn cho bà bầu: Ăn gì để hai mẹ con đều khỏe?

Thực đơn cho bà bầu: Ăn gì để hai mẹ con đều khỏe?

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Di Sieu Am Thai Nhieu Co Tot Khong 2

Mẹ bầu đi siêu âm thai nhiều có tốt không và cần lưu ý điều gì khi siêu âm

1 Tháng Tám, 2021
Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa dành cho mẹ mới sinh

28 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ

23 Tháng Hai, 2021
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In