Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe

Trà assam: Loại thảo mộc quý ở Ấn Độ

admin Tác giả admin
5 Tháng Chín, 2020
in Sống khỏe
6 phút đọc
0
Trà assam: Loại thảo mộc quý ở Ấn Độ
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Một cốc trà assam thơm đậm đà có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới hứng khởi và tỉnh táo hơn. Ngoài ra, loại thảo mộc quý này còn có thể giúp bạn chống ung thư, cải thiện sức khỏe não bộ, tăng sức đề kháng…

Trà assam là một loại trà đen được làm từ lá của cây Camellia sinensis var. assamica. Loại thảo mộc này thường được trồng ở vùng Assam phía Đông Bắc Ấn Độ, một trong những vùng sản xuất trà lớn nhất thế giới. Lá trà assam tươi được thu hoạch và phơi khô rồi trải qua quá trình oxy hóa hay còn được gọi là lên men. Quá trình này kích thích sự thay đổi hóa học trong lá cây mang đến hương vị, màu sắc và các thành phần đặc trưng của trà assam.

Trà assam thường có vị mạch nha, hương thơm đậm đà với một lượng caffeine khá cao. Một số nghiên cứu cho thấy trà assam cung cấp các hợp chất thực vật phong phú có thể giúp tăng cường sức khỏe.

Nội dung

  1. 1. Trà assam cung cấp chất chống oxy hóa
  2. 2. Trà assam giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
  3. 3. Trà assam có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch
  4. 4. Trà assam có thể chống ung thư
  5. 5. Trà assam giúp tăng cường sức khỏe não bộ

1. Trà assam cung cấp chất chống oxy hóa

Các loại trà đen như trà assam có chứa một số hợp chất thực vật độc đáo như theaflavin, thearubigins và catechin. Những chất này có chức năng như chất chống oxy hóa trong cơ thể và có thể giúp phòng chống bệnh tật. Cơ thể sản xuất gốc tự do có thể làm tổn thương các tế bào, khiến bạn dễ mắc bệnh và lão hóa nhanh. Các chất chống oxy hóa trong trà đen có thể ngừa những tác động tiêu cực của các gốc tự do, bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương và giảm viêm.

2. Trà assam giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy các hợp chất polyphenolic trong trà đen có thể giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong mạch máu. Bên cạnh đó, việc uống 710 – 1.420ml trà đen hàng ngày cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim ở một số người.

3. Trà assam có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch

Nghiên cứu ban đầu cho thấy các hợp chất polyphenolic trong trà đen có thể hoạt động như prebiotic trong đường tiêu hóa. Prebiotic là các hợp chất hỗ trợ sự phát triển và duy trì lợi khuẩn trong ruột. Lợi khuẩn trong đường ruột phát triển sẽ giúp chức năng miễn dịch tốt hơn.

4. Trà assam có thể chống ung thư

Một số nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật chỉ ra rằng một số hợp chất trong trà đen có thể ức chế sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu nhỏ ở người cho thấy mối liên quan giữa thói quen uống trà đen và sự giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư da và phổi.

5. Trà assam giúp tăng cường sức khỏe não bộ

Nghiên cứu cho thấy rằng một số hợp chất trong trà đen như theaflavin có thể điều trị hoặc phòng ngừa các bệnh thoái hóa não. Một nghiên cứu ống nghiệm gần đây đã cũng tiết lộ rằng các hợp chất trà đen đã ức chế chức năng của một số enzyme khiến bệnh Alzheimer tiến triển. 

Mặc dù trà assam là một đồ uống rất tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể không thích hợp cho một số người vì các lý do sau:

• Trà assam có nhiều caffeine: Trà assam có chứa nhiều caffeine nên có thể không thích hợp cho những ai muốn tránh chất kích thích này. Nếu bạn cần tránh caffeine, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà assam.

Lượng caffeine trong 240ml trà assam thường dao động trong khoảng 60 – 112mg tùy thời gian ngâm trà. Trong khi đó, 240ml cà phê chứa khoảng 100 – 150mg caffeine.

Đối với hầu hết mọi người, việc tiêu thụ dưới 400mg caffeine mỗi ngày không tác động xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều caffeine có thể dẫn đến các triệu chứng không mong muốn như nhịp tim nhanh, lo lắng và mất ngủ. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 200mg caffeine mỗi ngày.

• Trà assam gây giảm hấp thu sắt: Trà assam có thể làm giảm sự hấp thụ chất sắt do có hàm lượng tannin khá cao. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tannin liên kết với sắt trong thức ăn nên có thể khiến bạn khó hấp thu chất này. Vậy nên, nếu bạn đang muốn bổ sung sắt cho cơ thể thì hãy tránh trà assam nhé.

• Trà assam chứa kim loại nặng: Trà có thể chứa các kim loại nặng như nhôm nên bạn cần uống loại trà này thật điều độ. Việc hấp thụ quá nhiều nhôm có thể góp phần làm mất xương và tổn thương thần kinh, đặc biệt đối với những người mắc bệnh thận.

Trà assam mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, não bộ và sức khỏe nói chung. Thế nhưng, bạn cần cân nhắc trước khi uống loại trà này để hạn chế tiêu thụ caffeine quá nhiều nhé.

Như Vũ | HELLO BACSI

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai
Dinh dưỡng

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi
Bản tin sức khỏe

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg
Chuẩn bị mang thai

Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

24 Tháng Hai, 2021
Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng
Làm đẹp

Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

6 Tháng Chín, 2020
Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp
Làm đẹp

Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

6 Tháng Chín, 2020
Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc
Làm đẹp

Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
8 sự thật thú vị về nhóm máu O không phải ai cũng biết

8 sự thật thú vị về nhóm máu O không phải ai cũng biết

Người tiểu đường tuýp 2 làm sao để kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn?

Người tiểu đường tuýp 2 làm sao để kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn?

Bí kíp 3+ giúp đánh tan sỏi túi mật 3,3 cm mà không phải phẫu thuật

Bí kíp 3+ giúp đánh tan sỏi túi mật 3,3 cm mà không phải phẫu thuật

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa dành cho mẹ mới sinh

28 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ

23 Tháng Hai, 2021
Bà Bầu ăn Xoài: Món Ngon Cho Bữa Tráng Miệng 5f854c32c5729.jpeg

7 lợi ích khi bà bầu ăn xoài mà có thể bạn chưa biết

23 Tháng Hai, 2021
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In