Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe

Tác dụng không ngờ của cây tầm bóp mọc dại ở vùng nông thôn Việt Nam

admin Tác giả admin
6 Tháng Chín, 2020
in Sống khỏe
9 phút đọc
0
Tác dụng không ngờ của cây tầm bóp mọc dại ở vùng nông thôn Việt Nam
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata, tên thường gọi ở Việt Nam là cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn. Đây là một loại cây thân thảo, thuộc họ cà. Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới, sống như cỏ dại.

Cây tầm bóp có thân thảo, cao khoảng 30-50 cm. Cây thường mọc dại ở đồng cỏ, đồng lúa, ven đường, các khu sườn dốc. Cây có nhiều cành rủ, phát triển mạnh trong môi trường đất màu mỡ, ẩm ướt và thoát nước tốt. Thân cây rỗng, có gân.

Lá cây tầm bóp màu xanh, hình tim, dài cỡ 3-15 cm và rộng 2-10 cm. Các lá mọc theo kiểu so le, nối liền với thân bằng một cuống lá dài cỡ 3-4 cm. Lá có thể chia thùy hoặc không, viền lá có răng cưa không đều. Một cây có thể có tới 200 lá, tùy thuộc vào một số yếu tố như nguồn nước và dinh dưỡng.

Hoa cây tầm bóp nhìn như hoa cà, màu trắng ngà có nhụy vàng, mọc đơn độc. Hoa có 5 cánh với cuống hoa mảnh, dài khoảng 0,5–4 cm. Đài hoa hình chuông, màu xanh, bao phủ lớp lông tơ mịn ở bên ngoài. Một số hoa có thể có những chấm tím ở gốc.

Cây bôm bốp đặc biệt nhất là quả. Cây cho quả quanh năm. Quả mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn nhỏ, quả thường có màu xanh nhưng lúc chín thì chuyển sang màu cam. Bên ngoài quả có một lớp đài bao trùm bên ngoài giống như lồng đèn. Vì vậy mà cây tầm bóp còn có tên gọi là cây lồng đèn. Lớp bao này khi bị bóp vỡ có tiếng kêu lốp bốp. Trong mỗi quả tầm bóp đều chứa nhiều hạt nhỏ li ti, hình thận, màu vàng nhạt. Quả mọng nước, có hương vị đặc biệt, đôi khi có vị đắng.

Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. Cây tầm bóp được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu hoạch có thể dùng tươi hoặc phơi phơi khô tích trữ dùng dần.

Nội dung

  1. Thành phần chính của tầm bóp
  2. Cây tầm bóp có tác dụng gì?
    1. 1. Phòng chống bệnh tim, giảm lượng cholesterol trong máu
    2. 2. Ngăn ngừa tổn thương mô cơ
    3. 3. Cây tầm bóp điều trị ung thư
    4. 4. Giúp sáng mắt
    5. 5. Tác dụng của cây tầm bóp giúp điều trị cảm lạnh, giúp hạ sốt
    6. 6. Điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu
    7. 7. Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương
  3. Các món ngon từ rau tầm bóp
    1. Rau tầm bóp xào tỏi
    2. Canh rau tầm bóp nấu cua đồng
    3. Lưu ý

Thành phần chính của tầm bóp

Trong cây tầm bóp có chứa thành phần và hoạt chất tốt như các alkaloid, cacbohydrat, các chất xơ, chất béo, protein, các loại vitamin như vitamin A, C, …

Ngoài ra còn rất nhiều loại khoáng chất magie, kẽm, sắt, photpho.

Cây tầm bóp có tác dụng gì?

1. Phòng chống bệnh tim, giảm lượng cholesterol trong máu

Cây tầm bóp chứa một lượng lớn vitamin C, giúp bạn tránh xa các gốc tự do có thể làm hỏng các mạch máu, từ đó giúp bạn giảm thiểu được các vấn đề về tim.

Lượng vitamin C và vitamin A có trong cây tầm bóp có thể làm giảm cholesterol trong máu, từ đó giúp bạn trách được các bệnh liên quan đến hàm lượng độ cholesterol cao ví dụ như bệnh đột quỵ.

Bạn có thể tiêu thụ những dưỡng chất kể trên bằng cách xay lá tầm bóp với nước sau đó lọc lấy phần nước để uống như một loại nước ép bổ dưỡng. Hoặc bạn có thể xào loại lá này với các loại hải sản, thịt heo, bò tùy thích.

2. Ngăn ngừa tổn thương mô cơ

Vitamin C có trong cây tầm bóp giúp cơ thể ngăn ngừa đau nhức và tổn thương ở các mô cơ sau khi tập thể dục.

3. Cây tầm bóp điều trị ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu tiêu thụ một lượng thực phẩm giàu vitamin C như tầm bóp có thể điều trị được nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư miệng.

Ngoài ra, một số hợp chất có trong cây bôm bốp có thể giúp chống lại và tiêu diệt các tế bào ác tính phát triển trong cơ thể, thậm chí là làm thu nhỏ khối u ung thư.

4. Giúp sáng mắt

Tiêu thụ một lượng cây tầm bóp có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin A hàng ngày. Lượng vitamin này giúp ngăn ngừa khô mắt, giúp mắt bạn thích nghi tốt hơn với bóng tối và ánh sáng. Hơn nữa, nó còn giúp giữ cho võng mạc của bạn khỏe mạnh, phòng ngừa đục thủy tinh thể.

5. Tác dụng của cây tầm bóp giúp điều trị cảm lạnh, giúp hạ sốt

Cảm lạnh và ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu suy yếu. Vì vậy, để đảm bảo bạn không bị các triệu chứng trên, hãy tiêu thụ một lượng cây tầm bóp để cung cấp đủ lượng vitamin C mỗi ngày. Ngoài ra, cây tầm bóp còn giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và tăng khả năng chống nhiễm trùng cơ thể.

Thêm vào đó, trái cây tầm bóp cũng giúp giảm sốt ở trẻ em.

6. Điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu

Cây tầm bóp có chứa nhiều vitamin C nên khá hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường vì nó giúp tăng insulin trong máu. Ngoài ra, vitamin A có trong cây tầm bóp giúp hình thành lượng canxi photphat góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.

7. Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương

Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất tăng cường miễn dịch. Chúng có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu hoạt động trong cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng có trong cây tầm bóp cũng tăng cường việc tạo ra các tế bào bạch cầu giúp loại bỏ các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể…

Vitamin C có trong cây tầm bóp cũng có khả năng chữa lành vết thương, bằng cách thúc đẩy các mô liên kết, giúp vết thương nhanh lành hơn.

Các món ngon từ rau tầm bóp

Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ. Rau có vị hơi đắng nhưng thanh và mát.

Tầm bóp có thể luộc, nấu, xào với các loại thịt như thịt heo, thịt bò… đều rất hấp dẫn. Rau tầm bóp cũng có thể dùng nhúng lẩu.

Rau tầm bóp xào tỏi

Chuẩn bị

  • Cây tầm bóp nhặt bỏ lá sâu, rửa sạch, để ráo
  • Dầu ăn, bột nêm
  • Tỏi

Cách làm

  • Đầu tiên mang rau tầm bóp luộc qua để giảm vị đắng của rau.
  • Băm nhỏ vài tép tỏi, phi thơm với dầu nóng cho dậy mùi. Khi tỏi bắt đầu ngả sang màu vàng thì trút rau tầm bóp vào chảo, đảo đều tay với lửa to trong khoảng 5 phút.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp

Canh rau tầm bóp nấu cua đồng

Chuẩn bị

  • Lá rau tầm bóp nhặt bỏ lá sâu, rửa sạch, để ráo
  • Cua đồng
  • Gia vị, hành tím

Cách làm

  • Cua đồng rửa thật sạch, lột mai, bỏ yếm. Cho cua vào máy xay xay nhuyễn (hoặc giã nhuyễn cua), sau đó hòa tan với lượng nước vừa ăn rồi lọc nước thịt cua vào nồi qua một cái rây.
  • Tiếp đến, bạn hòa thêm ít muối vào nước lọc cua, đun đến sôi và thịt cua đóng gạch (bạn chú ý lúc gần sôi thì đun nhỏ lửa, tránh gạch cua bị trào ra khỏi nồi). Để canh sôi liu riu 5 phút cho gạch cua đóng chặt, sẽ ít bị vỡ.
  • Tiếp đến cho rau tầm bóp vào, dùng đũa đẩy rau ngập nước xuống dưới, gạch cua ở trên (tránh đụng vào váng gạch cua để khỏi vỡ). Chú ý vẫn mở nắp vung cho rau xanh. Cho thêm ít mắm tôm cho dậy mùi (không bắt buộc). Nêm nếm vừa ăn. Rau chín mềm thì tắt bếp.

Lưu ý

  • Không ăn quả tầm bóp xanh vì sẽ gây ngộ độc.
  • Những quả tầm bóp xanh có thể sẽ chứa một lượng độc tố, có thể gây ảnh hưởng không tốt cho người tiêu thụ. Do đó, chỉ nên ăn những quả chín. Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng dù ăn quả đã chín.

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai
Dinh dưỡng

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi
Bản tin sức khỏe

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg
Chuẩn bị mang thai

Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

24 Tháng Hai, 2021
Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng
Làm đẹp

Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

6 Tháng Chín, 2020
Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp
Làm đẹp

Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

6 Tháng Chín, 2020
Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc
Làm đẹp

Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
Những điều cần biết về nhức đầu gối

Những điều cần biết về nhức đầu gối

Sống vì mọi người quá nhiều: nguyên nhân, sự ảnh hưởng và cách hạn chế

Sống vì mọi người quá nhiều: nguyên nhân, sự ảnh hưởng và cách hạn chế

[Trắc nghiệm] Vì sao bạn nên dùng sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường?

[Trắc nghiệm] Vì sao bạn nên dùng sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường?

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Di Sieu Am Thai Nhieu Co Tot Khong 2

Mẹ bầu đi siêu âm thai nhiều có tốt không và cần lưu ý điều gì khi siêu âm

1 Tháng Tám, 2021
Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa dành cho mẹ mới sinh

28 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ

23 Tháng Hai, 2021
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In