Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe

Phẫu thuật tuyến giáp và những biến chứng bạn cần lưu ý

admin Tác giả admin
9 Tháng Mười Hai, 2020
in Sống khỏe
10 phút đọc
0
Phẫu thuật tuyến giáp và những biến chứng bạn cần lưu ý
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Phẫu thuật tuyến giáp là một trong những phương pháp điều trị các bệnh lý tuyến giáp được bác sĩ cân nhắc sau khi cho bệnh nhân dùng thuốc không hiệu quả.

Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp là khái niệm chung dùng để chỉ các rối loạn chức năng của tuyến giáp. Tuyến giáp có vai trò sản xuất hormone giáp hỗ trợ quá trình chuyển hóa, kiểm soát thân nhiệt, kích thích quá trình sinh sản và sinh trưởng của nhiều loại tế bào bên trong cơ thể. Nếu một người bị thiếu hoặc thừa hormone giáp đều sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nặng. Tình trạng này càng nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Bệnh tuyến giáp có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi nhưng phổ biến hơn ở nữ giới và người trong độ tuổi trưởng thành.

Những căn bệnh tuyến giáp thường gặp

Tuyến giáp bị rối loạn chức năng hoạt động có thể gây ra nhiều bệnh lý có mức độ nguy hiểm khác nhau như bướu lành, suy giáp, cường giáp, ung thư tuyến giáp…

Θ Suy giáp

T4 là một loại hormone giáp quan trọng do tuyến giáp sản xuất. Người bị suy giáp sẽ bị thiếu hụt loại hormone này. Bệnh suy giáp có thể xảy ra tự nhiên hoặc sau khi phẫu thuật tuyến giáp.

Những triệu chứng ban đầu của bệnh suy giáp thường rất mơ hồ khiến bệnh nhân nhầm lẫn với sự suy nhược cơ thể bình thường như mệt mỏi, hay buồn ngủ, táo bón, nhức mỏi cơ bắp. Nữ bệnh nhân suy giáp có thể thấy những dấu hiệu nghiêm trọng hơn là chảy máu âm đạo bất thường.

Sau khoảng vài tháng mắc bệnh mà không được điều trị, người bệnh sẽ thấy các hoạt động thể lực và tinh thần của mình đều bị giảm sút nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị hôn mê đột ngột.

Bệnh suy giáp thường được điều trị bằng thuốc thyroxin trong vài tuần hoặc lâu hơn. Sau một thời gian dùng thuốc, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bệnh nhân đã hồi phục hay chưa. Nhiều người mắc bệnh suy giáp phải dùng thuốc cả đời.

Θ Cường giáp

Nếu suy giáp là sự thiếu hụt hormone giáp T4 thì cường giáp là bệnh lý ngược lại. Người mắc bệnh cường giáp có lượng hormone giáp dư thừa khiến tinh thần luôn trong tình trạng căng thẳng, mất ngủ, tính cách nóng nảy bất thường nhưng cũng có lúc thờ ơ, lãnh cảm.

Những dấu hiệu phổ biến khác của bệnh cường giáp là giảm cân nhanh dù ăn nhiều, nhịp tim nhanh, hay vã mồ hôi, phụ nữ ít ra kinh hơn bình thường. Khi đến giai đoạn biến chứng, bệnh cường giáp có thể khiến mắt bệnh nhân lồi ra và to dần.

Có nhiều phương pháp điều trị cường giáp được bác sĩ thường xuyên cân nhắc như dùng thuốc ức chế tuyến giáp tiết hormone; uống iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật tuyến giáp. Trong đó, có khoảng 30-50% bệnh nhân khỏi bệnh cường giáp sau khi uống thuốc 1-2 năm.

Phương pháp uống iốt phóng xạ thường được chỉ định cho các bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Trong khi đó, phương pháp phẫu thuật tuyến giáp chỉ dùng cho bệnh nhân không muốn điều trị bằng chất phóng xạ hoặc người bệnh không đáp ứng với thuốc trị cường giáp.

Θ Bướu lành tuyến giáp

Đây là bệnh tuyến giáp phổ biến nhất. Người bị bướu lành có tuyến giáp to bất thường hoặc có khối u lớn ở cổ nhưng vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường chứ không có những dấu hiệu bất ổn như cường giáp hoặc suy giáp.

Kết quả xét nghiệm máu ở người bị bướu lành cho thấy lượng hormone T4 vẫn có chỉ số bình thường. Khi cục bướu ngày càng lớn làm chèn ép các cơ quan xung quanh thì bệnh nhân mới cảm thấy khó thở, khó nuốt hoặc ho nhiều.

Tùy vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của cục bướu mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải điều trị bằng thuốc hoặc không cần can thiệp y tế.

Θ Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp chiếm 1% trong tất cả các loại bệnh ung thư. Khả năng điều trị và hồi phục của bệnh nhân còn tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, độ tuổi của bệnh nhân và mức độ ác tính của tế bào ung thư.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc, xạ trị hoặc phẫu thuật tuyến giáp. Trong đó, phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp thường được bác sĩ cân nhắc để loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được uống thuốc bổ sung hormone giáp trong suốt phần đời còn lại.

Phẫu thuật tuyến giáp là gì?

Phẫu thuật tuyến giáp là thủ tục y tế liên quan đến việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Người có thể tiến hành phẫu thuật tuyến giáp phải là bác sĩ có chuyên môn phẫu thuật tổng quát, nội tiết hoặc chuyên khoa đầu, cổ.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành phẫu thuật tuyến giáp khi bạn gặp một trong những trường hợp sau đây:

⇒ Bạn có khối u ác tính.

⇒ Bạn đã mắc bệnh ung thư tuyến giáp.

⇒ Bướu cổ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như chèn ép khí quản, khó nuốt hoặc kích thước bướu quá lớn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

⇒ Bạn mắc bệnh Graves.

Khi đó, phạm vi phẫu thuật tuyến giáp (một phần hoặc toàn bộ) sẽ được bác sĩ cân nhắc sau khi phân tích các dữ liệu liên quan đến tuổi tác bệnh nhân, khả năng đáp ứng phương pháp điều trị và trình trạng bệnh đang mắc phải.

Đa phần bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp đều khỏi bệnh sau khi phẫu thuật. Số ít gặp phải biến chứng và cần thêm thời gian để điều trị biến chứng. Thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của loại biến chứng bệnh nhân gặp phải.

Những biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật tuyến giáp

Nếu bạn được một bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị, phẫu thuật tuyến giáp sẽ ít có khả năng xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật tuyến giáp cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định.

Θ Biến đổi giọng nói

Đây là điều không mong đợi đối với những người đang làm nghề giáo viên, tư vấn viên hoặc những công việc đòi hỏi người bệnh phải nói nhiều. Biến chứng thay đổi giọng nói xảy ra ở khoảng 5-10% ca phẫu thuật tuyến giáp và sẽ tự hồi phục sau một thời gian. Có khoảng 1% số người phẫu thuật tuyến giáp có giọng nói thay đổi vĩnh viễn. Bệnh nhân phải trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật để chất lượng công việc không bị giảm sút sau đó.

Θ Suy giáp sau phẫu thuật

Tuyến giáp bình thường có chức năng tiết ra các loại hormone giáp hỗ trợ các bộ phận cơ thể khác duy trì trạng thái hoạt động bình thường. Phẫu thuật tuyến giáp là thủ tục loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để điều trị bệnh lý liên quan. Vì thế, lượng hormone giáp tiết ra cũng sẽ bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng suy giáp.

Biến chứng suy giáp không xuất hiện ngay sau khi bạn phẫu thuật tuyến giáp mà nó có thể xảy ra trong nhiều năm sau đó. Khi gặp phải biến chứng này, có nhiều khả năng bạn phải uống thuốc để bổ sung hormone giáp và phải được theo dõi diễn biến bệnh trong suốt phần đời còn lại.

Θ Nhiễm trùng

Tỷ lệ bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật tuyến giáp nằm ở khoảng 1/2.000 ca. Điều đó có nghĩa là biến chứng này rất hiếm gặp nên bác sĩ ít khi cho bạn sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải rủi ro này thì bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh hoặc dùng phương pháp điều trị khác để đảm bảo an toàn cho bạn.

Θ Cơn bão giáp

Biến chứng này thường liên quan đến bệnh Basedow. Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của những bệnh nhân vừa trải qua ca phẫu thuật tuyến giáp. Bệnh nhân gặp phải cơn bão giáp thường có biểu hiện loạn nhịp tim, sốt cao, chảy nhiều mồ hôi, tiêu chảy hoặc mê sảng. Trường hợp nặng sẽ khiến bệnh nhân bị hôn mê và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Trương Phương Đài/ HELLO BACSI

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai
Dinh dưỡng

Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

9 Tháng Mười Hai, 2020
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi
Bản tin sức khỏe

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

28 Tháng Mười Một, 2020
Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng
Làm đẹp

Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

6 Tháng Chín, 2020
Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp
Làm đẹp

Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

6 Tháng Chín, 2020
Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc
Làm đẹp

Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

6 Tháng Chín, 2020
Sự thật về bột vitamin C đối với làn da
Làm đẹp

Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
Bảo vệ bản thân khỏi ký sinh trùng sốt rét khi đi du lịch

Bảo vệ bản thân khỏi ký sinh trùng sốt rét khi đi du lịch

Giãn tĩnh mạch chân: 10 lời đồn cần được làm sáng tỏ

Giãn tĩnh mạch chân: 10 lời đồn cần được làm sáng tỏ

Hai loại vaccine sốt rét hiện nay bạn nên biết

Hai loại vaccine sốt rét hiện nay bạn nên biết

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

9 Tháng Mười Hai, 2020
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa, mẹ mới sinh nhất định phải thử

7 Tháng Mười Hai, 2020
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

28 Tháng Mười Một, 2020
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ, mẹ đã biết?

9 Tháng Mười Hai, 2020
Bà Bầu ăn Xoài: Món Ngon Cho Bữa Tráng Miệng 5f854c32c5729.jpeg

Bà bầu ăn xoài: Món ngon cho bữa tráng miệng

14 Tháng Mười, 2020
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In