Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe

Những điều bạn cần biết về rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

admin Tác giả admin
6 Tháng Chín, 2020
in Sống khỏe
9 phút đọc
0
Những điều bạn cần biết về rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến, khiến bạn khó duy trì giấc ngủ ngon và thường xuyên khó ngủ. Theo các chuyên gia, người lớn tuổi nên áp dụng liệu pháp hành vi để chữa trị chứng rối loạn giấc ngủ thay vì sử dụng thuốc vì thuốc có nguy cơ gây ra vài tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như buồn nôn.

Ngày nay, rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là căn bệnh khá phổ biến không chỉ riêng Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới. Khi bạn càng lớn tuổi, thói quen sinh hoạt và giấc ngủ cũng thay đổi theo đó. Do vậy, bạn có thể:

  • Khó ngủ
  • Thời gian ngủ ít hơn
  • Thường xuyên tỉnh giấc từ nửa đêm về sáng
  • Ngủ không ngon giấc

Điều này có thể dẫn đến những lo ngại về sức khỏe như tăng nguy cơ mệt mỏi vào ban ngày hoặc thậm chí là ngất xỉu.

Hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn nếu bạn, người thân trong nhà hoặc người quen gặp vấn đề với giấc ngủ. Bạn có thể sẽ thấy ngay kết quả tích cực từ việc thay đổi thói quen sống hoặc phương thức điều trị, tùy vào nguyên nhân mà bạn gặp phải.

Nội dung

  1. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
    1. Rối loạn giấc ngủ nguyên phát – không do bệnh lý khác hoặc nguyên nhân tâm thần
    2. Các bệnh lý nội khoa
    3. Thuốc
    4. Những nguyên nhân khác
  2. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ
  3. Những loại thuốc dùng cho điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
    1. Melatonin
    2. Thuốc ngủ và tác dụng phụ của chúng
    3. Những phương pháp khác

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ nguyên phát – không do bệnh lý khác hoặc nguyên nhân tâm thần

Rối loạn giấc ngủ nguyên phát có thể là:

  • Mất ngủ, khó ngủ, luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc ngủ không yên giấc.
  • Ngưng thở hoặc hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ.
  • Hội chứng chân không yên (RLS) – cảm thấy rất muốn cựa quậy chân khi ngủ.
  • Rối loạn tứ chi theo chu kỳ – hay còn gọi là chân tay cử động trong vô thức.
  • Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học hoặc chu kỳ ngủ – thức bị gián đoạn.
  • Rối loạn hành vi giấc ngủ REM.

Mất ngủ vừa là một triệu chứng, vừa là bệnh. Trầm cảm, lo lắng hay sa sút trí tuệ là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là chứng mất ngủ.

Các bệnh lý nội khoa

Một nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của người lớn tuổi ở Singapore đã chứng minh rằng những người có vấn đề giấc ngủ thường có bệnh lý đi kèm và ít vận động. Các bệnh này gồm:

  • Parkinson
  • Alzheimer
  • Đau mãn tính, ví dụ như đau khớp
  • Bệnh về tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp
  • Rối loạn đi tiểu

Thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ở người cao tuổi, chẳng hạn như:

  • Thuốc lợi tiểu cho người bị cao huyết áp hoặc tăng nhãn áp.
  • Thuốc kháng cholinergic dành cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Thuốc hạ áp.
  • Corticosteroid (prednisone) dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc ức chế histamine trên thụ thể H2 – ví dụ như Zantac hay Tagamet – dành cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc levodopa điều trị Parkinson.
  • Thuốc adrenergic cho các tình trạng đe dọa tính mạng như hen suyễn hoặc tim ngừng đập.

Những nguyên nhân khác

Caffeine, rượu và thuốc lá cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ

Theo các chuyên gia, những người lớn tuổi nên thực hiện liệu pháp hành vi để chữa trị chứng rối loạn giấc ngủ ở bước đầu tiên thay vì sử dụng thuốc ngay lập tức, bởi trước đó họ có thể đã dùng nhiều loại thuốc.

Liệu trình điều trị kéo dài tầm 6 tuần hoặc lâu hơn, bao gồm giáo dục về giấc ngủ, kiểm soát các kích thích và hạn chế thời gian nằm trên giường.

Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ cho những người bị mất ngủ. Nghiên cứu còn nhận định CBT hiệu quả hơn so với các phương pháp khác vì nó nhắm đến mục tiêu là chất lượng giấc ngủ thay vì làm thế nào để giúp bạn ngủ.

Bạn nên cố gắng hình thành những thói quen tốt như:

  • Có thời gian ngủ cố định.
  • Giường là nơi để ngủ, không dành cho công việc.
  • Hoạt động nhẹ trước giờ đi ngủ, ví dụ như đọc sách.
  • Khi ngủ không nên bật đèn sáng.
  • Giữ không gian trong phòng ngủ dễ chịu và thoải mái.
  • Tránh ngủ ban ngày.

Nếu bạn gặp khó khăn để ngủ trong 20 phút, hãy thử thức dậy và vận động nhẹ. Cố ép bản thân ngủ có thể khiến tình trạng mất ngủ của bạn trầm trọng hơn.

Một nghiên cứu về quản lý chứng rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi cũng đưa ra vài gợi ý nhằm cải thiện tình hình cho người bệnh như:

  • Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Tránh dùng caffeine và rượu.
  • Khoảng cách giữa thời điểm ăn tối và ngủ là từ 3 – 4 giờ.
  • Tập thể dục thường xuyên, nhưng không tập trước khi đi ngủ.
  • Tắm bằng nước ấm để thư giãn cơ thể cũng như tinh thần.

Nếu bạn đã thay đổi thói quen sinh hoạt như trên mà kết quả vẫn không tiến triển, lúc này bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc. Bạn hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về thuốc ngủ và các phương pháp điều trị y tế khác nhé.

Những loại thuốc dùng cho điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Nếu bạn đang mắc phải các bệnh có tiềm ẩn gây trở ngại cho giấc ngủ, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng thuốc này không thay thế thói quen tốt cho giấc ngủ.

Melatonin

Melatonin là một loại hormone tổng hợp giúp bạn nhanh buồn ngủ hơn, đồng thời phục hồi chu kỳ ngủ – thức của bạn. Các chuyên gia khuyến nghị những người bị rối loạn giấc ngủ nên dùng từ 0,1 – 5mg melatonin khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ trong vài tháng. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ là melatonin không cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Thuốc ngủ và tác dụng phụ của chúng

Công dụng của thuốc ngủ chính là giúp giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt hơn, nó còn bổ sung cho bạn thói quen ngủ ngon. Bác sĩ có thể đề nghị loại thuốc nào sẽ có tác dụng tốt nhất đối với bạn và thời gian sử dụng cũng như liều lượng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ.

Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc ngủ trong một khoảng thời gian dài. Chẳng hạn như thuốc có benzodiazepine như Triazolam, thời gian tối đa bạn có thể dùng là từ 2 – 3 tuần; 6 – 8 tuần đối với thuốc chứa nonbenzodiazepine như Zolpidem hay Ambien.

Sử dụng thuốc ngủ lâu dài có thể gây ra biến chứng, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Các tác dụng phụ thường gặp gồm:

Ngoài ra, bạn nên tránh dùng bia rượu trong thời gian sử dụng thuốc ngủ.

Những phương pháp khác

Một số biện pháp hỗ trợ cho việc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ:

  • Sử dụng thiết bị trợ thở CPAP (máy thở áp lực dương liên tục) để điều trị ngưng thở khi ngủ.
  • Thuốc chống trầm cảm để điều trị chứng mất ngủ.
  • Thuốc dopamine cho hội chứng chân không yên và rối loạn tứ chi theo chu kỳ.
  • Trị liệu thay thế chất sắt cũng có thể điều trị cho hội chứng chân không yên.

Các giải pháp bao gồm thuốc kháng histamine không kê đơn có khả năng gây buồn ngủ. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào vì chúng có thể gây nên hậu quả tiêu cực khi tương tác với loại thuốc bạn đang sử dụng.

Ở người cao tuổi, rối loạn giấc ngủ liên tục có thể dẫn đến những mối lo ngại lớn hơn như trầm cảm hay té ngã. Nếu chất lượng giấc ngủ là vấn đề chính, liệu pháp hành vi sẽ là biện pháp hiệu quả và thích hợp. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ tập thói quen ngủ tốt thông qua các buổi giáo dục giấc ngủ, kiểm soát kích thích và thời gian nằm trên giường. Các thay đổi có thể kéo dài khoảng 6 tuần hoặc hơn để phát huy tối đa công dụng.

Trong trường hợp liệu pháp hành vi không cải thiện được tình hình, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng kiểm soát thói quen tốt cho giấc ngủ mới là biện pháp tốt nhất để trị tận gốc chứng bệnh này.

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai
Dinh dưỡng

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi
Bản tin sức khỏe

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg
Chuẩn bị mang thai

Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

24 Tháng Hai, 2021
Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng
Làm đẹp

Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

6 Tháng Chín, 2020
Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp
Làm đẹp

Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

6 Tháng Chín, 2020
Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc
Làm đẹp

Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
Tìm hiểu về sương mù não (brain fog) do viêm gan C

Tìm hiểu về sương mù não (brain fog) do viêm gan C

Sống đẹp: Sự hy sinh của mẹ

Sống đẹp: Sự hy sinh của mẹ

Bạn có biết những phương pháp điều trị viêm gan C?

Bạn có biết những phương pháp điều trị viêm gan C?

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa dành cho mẹ mới sinh

28 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ

23 Tháng Hai, 2021
Bà Bầu ăn Xoài: Món Ngon Cho Bữa Tráng Miệng 5f854c32c5729.jpeg

7 lợi ích khi bà bầu ăn xoài mà có thể bạn chưa biết

23 Tháng Hai, 2021
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In