Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Mang thai

Nhau thai bám thấp: Dấu hiệu, nguy cơ và cách điều trị

admin Tác giả admin
24 Tháng Hai, 2021
in Mang thai, Thai kỳ
10 phút đọc
0
Nhau thai bám thấp: Dấu hiệu, nguy cơ và cách điều trị
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Việc nhận được chẩn đoán nhau thai bám thấp khiến không ít mẹ bầu lo lắng vì đây là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng đến thai kỳ. 

Trong bài viết này, Trang Tin Sức Khỏe cung cấp cho mẹ bầu các thông tin xoay quanh tình trạng nhau bám thấp như: yếu tố nguy cơ, dấu hiệu nhận biết, phương pháp chẩn đoán và điều trị, đồng thời giải đáp các thắc mắc thường gặp để có thể chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

Nội dung

  1. Nhau thai bám thấp là gì?
  2. Dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp
  3. Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng phát triển nhau thai bám thấp
  4. Nhau bám thấp: Mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nguy cơ nào?
    1. Mẹ bầu
    2. Đối với thai nhi
  5. Nhau thai bám thấp được chẩn đoán như thế nào?
  6. Cách điều trị nhau thai bám thấp
    1. Không chảy máu hoặc chảy rất ít
    2. Chảy máu nặng
    3. Chảy máu không kiểm soát
  7. Những thắc mắc thường gặp về nhau bám thấp
    1. 1. Nhau thai bám thấp nên ăn gì và kiêng gì?
    2. 2. Nhau thai bám thấp có sinh thường được không?
    3. 3. Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?

Nhau thai bám thấp là gì?

Nhau thai là một cơ quan có hình như cái đĩa phát triển bên trong tử cung khi phụ nữ mang thai. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang nuôi thai nhi, đồng thời giữ vai trò như một hàng rào bảo vệ thai nhi giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng từ bên trong. Nhau thai kết nối với thai nhi thông qua dây rốn.

Nếu thai nhi phát triển bình thường, nhau thai sẽ được gắn vào đáy tử cung về bên phải hoặc bên trái. Bánh nhau sẽ di chuyển lên hoặc sang một bên khi tử cung kéo giãn trong thai kỳ.

Nhau thai bám thấp xảy ra khi một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, gần cổ tử cung thay vì đáy tử cung. Tình trạng nhau thai bám thấp có thể hết khi thai lớn dần, tử cung phát triển về phía đáy, kéo nhau thai lên cao.

Vì đây là hiện tượng bánh nhau nằm sát lỗ cổ tử cung nên sẽ dễ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung và dễ dẫn đến xuất huyết, do đó nhiều chuyên gia cũng cho rằng nhau bám thấp là dạng nhẹ của nhau tiền đạo.

Dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp

Dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp khi mang thai thường là chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiện cảnh báo các vấn đề khác của thai kỳ. Do đó, nếu bị chảy máu hoặc có một trong các dấu hiệu sau, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay:

  • Chuột rút hoặc đau nhói
  • Chảy máu âm đạo
  • Chảy máu sau khi giao hợp
  • Chảy máu trong nửa sau của thai kỳ
  • Chảy máu sau khi đi lại nhiều, làm việc nặng…

Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng phát triển nhau thai bám thấp

Nhau Thai Bam Thap

Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của nhau bám thấp bao gồm:

Nhau bám thấp: Mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nguy cơ nào?

Tình trạng nhau thai bám thấp có thể khiến mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với các nguy cơ như:

Mẹ bầu

  • Thiếu máu: Mẹ bầu có nhau bám thấp thường có thể bị chảy máu nhiều trong suốt thời gian mang thai, dẫn đến gia tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhi chậm phát triển nếu chẳng may mẹ bị thiếu máu nặng.
  • Xuất huyết khi sinh: Khi chuyển dạ, nhau thai có thể bóc tách sớm làm cho người mẹ bị mất máu nhiều, có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp nhau thai bám gần cổ tử cung (nhau tiền đạo), sau khi sinh nhau bị bóc tách khiến cổ tử cung bị hở, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp băng huyết nặng có thể phải cắt bỏ tử cung.
  • Gia tăng nguy cơ sinh mổ: Nhiều mẹ bầu có nhau bám thấp được bác sĩ chỉ định sinh mổ hoặc nhập viện sớm để theo dõi nhằm hạn chế mức thấp nhất các tai biến sản khoa có thể xảy ra.

Đối với thai nhi

  • Thai chậm phát triển: Trường hợp mẹ bị thiếu máu do nhau bám thấp gây ra, thai nhi có nguy cơ phát triển chậm trong tử cung, thậm chí là suy thai.
  • Sinh sớm: Trường hợp mẹ bị ra máu quá nhiều, các bác sĩ có thể chỉ định sinh sớm bằng phương pháp mổ lấy thai. Trẻ sinh non tháng có thể gặp các vấn đề sức khỏe như suy hô hấp, cân nặng khi sinh thấp.
  • Ngôi thai không thuận: Có nhiều ý kiến cho rằng bánh nhau thai bám thấp có thể là một trong những nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận (thai ngôi mông hay ngôi ngang). Nguyên do nhau bám thấp làm cản trở việc thai nhi quay đầu về vị trí thuận.

Nhau thai bám thấp được chẩn đoán như thế nào?

Hien Tuong Nhau Thai Bam Thap

Thông thường, những dấu hiệu đầu tiên của nhau thai bám thấp sẽ xuất hiện trong quá trình siêu âm thai 20 tuần tuổi. Nếu trong kỳ siêu âm này, bác sĩ cho biết nhau thai đang bám ở vị trí thấp, mẹ bầu không nên quá lo lắng, vì trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhau thai thường ở vị trí thấp hơn trong tử cung. Trong nửa sau của hai kỳ, nhau thai thường phát triển về phía đáy của tử cung khi tử cung mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi.

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoàng gia, Vương quốc Anh, chỉ có 10% các trường hợp nhau bám thấp phát triển thành nhau tiền đạo hoàn toàn.

Các bác sĩ sản khoa thường chẩn đoán nhau bám thấp bằng một trong 3 phương pháp sau:

  • Siêu âm ngả âm đạo
  • Siêu âm bụng
  • Chụp cộng hưởng từ.

Cách điều trị nhau thai bám thấp

Các bác sĩ sẽ quyết định điều trị tình trạng nhau thai bám thấp dựa trên: lượng máu bị chảy, độ tuổi cùng sức khỏe của thai nhi, vị trí bám của nhau thai và em bé. Yếu tố lượng máu bị chảy là yếu tố chính để các bác sĩ đề ra phương án điều trị thích hợp, cụ thể như sau:

Không chảy máu hoặc chảy rất ít

Đối với các trường hợp nhau thai bám thấp nhưng không gây chảy máu hoặc chảy máu rất ít, bác sĩ thường sẽ đề nghị mẹ bầu nghỉ ngơi tại giường, chỉ đứng và ngồi khi thật cần thiết.

Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu bạn tránh quan hệ tình dục và vận động thể chất. Nếu nhận thấy dấu hiệu chảy máu trong thời gian này, bạn nên đến bệnh viện để được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Chảy máu nặng

Trường hợp mẹ bầu bị chảy máu nặng, bác sĩ thường chỉ định cho nhập viện để tiện theo dõi và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Tùy thuộc vào lượng máu bị mất mà mẹ bầu có thể cần truyền máu. Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu dùng thuốc để ngăn ngừa tình trạng chuyển dạ sớm.

Trường hợp mẹ bầu bị chảy máu nặng, thai nhi đạt 36 tuần tuổi, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trường hợp được chỉ định sinh sớm, bé cưng có thể phải tiêm corticosteroid để tăng tốc độ phát triển phổi.

Chảy máu không kiểm soát

Trường hợp nhau bám thấp khiến mẹ bầu bị chảy máu không kiểm soát được, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ khẩn cấp.

Những thắc mắc thường gặp về nhau bám thấp

1. Nhau thai bám thấp nên ăn gì và kiêng gì?

Việc nhận chẩn đoán nhau bám thấp khiến không ít mẹ bầu băn khoăn nên ăn gì, kiêng gì? Thực tế không có chỉ dẫn cụ thể về việc ăn uống cho tình trạng này. Tuy nhiên, nếu nhau bám thấp, mẹ bầu cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ một cách nghiêm ngặt và lưu ý các điều sau:

  • Có chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều rau và hoa quả. Bạn nên ưu tiên chọn thực phẩm hữu cơ (nếu có điều kiện) để đảm bảo an toàn.
  • Trao đổi với bác sĩ sản khoa về việc dùng viên uống bổ sung sắt, axit folic và canxi ở dạng hữu cơ để cơ thể dễ hấp thụ, tránh các tác dụng phụ, có thể gây táo bón, đầy bụng…
  • Nếu bị xuất huyết âm đạo, có thể không kèm triệu chứng đau bụng, mẹ bầu cũng cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa sản ngay để được kiểm tra.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều.
  • Tránh vận động nhiều và hạn chế đi xe máy, xe đạp trong thời gian này.
  • Xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về hình thức sinh để mẹ tròn con vuông.
  • Tránh quan hệ tình dục.

2. Nhau thai bám thấp có sinh thường được không?

Trong một số trường hợp không có các vấn đề sức khỏe chỉ định đi kèm, mẹ bầu có thể sinh thường. Tuy nhiên, mẹ bầu có nhau bám thấp nếu chọn sinh thường có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro như: bị xuất huyết nghiêm trọng khi chuyển dạ, trong quá trình sinh hoặc vài giờ đầu sau sinh. Nguyên nhân là tình trạng bám thấp gần phía trước cổ tử cung sẽ khiến nhau thai bắt đầu bóc tách ngay khi cổ tử cung mở, gây chảy máu bên trong, làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Để ca sinh diễn ra suôn sẻ, mẹ tròn con vuông, mẹ bầu cần thảo luận với bác sĩ sản khoa để cân nhắc về các lợi ích giữa sinh thường và sinh mổ.

3. Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?

Như ở trên đã đề cập, nhau bám thấp có thể dẫn đến nguy cơ ra máu khi mang thai, khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Vị trí bám của nhau thai có thể thay đổi theo sự phát triển của thai nhi và sự mở rộng của tử cung giúp kéo nhau thai về phía đáy tử cung. Do đó, nếu phát hiện sớm, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cũng như hạn chế các hoạt động mạnh, nhau bám thấp không phải là tình trạng đáng gây lo ngại. Để bảo đảm sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai đúng lịch và đầy đủ. Điều này giúp kiểm soát tốt các nguy cơ có thể xảy ra.

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Tags: dấu hiệu của nhau thai bám thấpnhau thai bám thấpnhau thai bám thấp có nguy hiểm khôngnhau thái bám thấp nên ăn gì và kiêng gì

Liên quan Posts

Bà Bầu ăn Xoài: Món Ngon Cho Bữa Tráng Miệng 5f854c32c5729.jpeg
Chăm sóc mẹ bầu

7 lợi ích khi bà bầu ăn xoài mà có thể bạn chưa biết

23 Tháng Hai, 2021
7 Lợi ích Sức Khỏe Tuyệt Vời Của Rau Xà Lách Xoong đối Với Trẻ Nhỏ 5f84003b35d44.jpeg
Dinh dưỡng cho trẻ

Rau xà lách xoong – 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời đối với trẻ nhỏ

23 Tháng Hai, 2021
5 Dấu Hiệu Suy Thai Mà Mẹ Bầu Nên Biết 5f8005c487e49.jpeg
Mang thai

5 dấu hiệu suy thai mà mẹ bầu cần biết

23 Tháng Hai, 2021
Vai Trò Của Hormone Fsh (kích Thích Nang Trứng) Với Khả Năng Sinh Sản Của Phái Nữ 5f7c119d98238.jpeg
Mang thai

Vai trò của hormone FSH (kích thích nang trứng) đối với nữ

23 Tháng Hai, 2021
Mang Song Thai 34 Tuần Và Những Vấn đề Mẹ Cần Biết 5f7c1176d0221.jpeg
Mang thai

Mang song thai 34 tuần và những vấn đề mẹ cần biết

24 Tháng Hai, 2021
Bà Bầu ăn Cherry: 8 Lợi ích Sức Khỏe Và 4 Lưu ý đi Kèm 5f630761ebb1b.png
Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn cherry: 8 lợi ích sức khỏe và 4 lưu ý đi kèm

24 Tháng Hai, 2021
Xem thêm
Next Post
Giải đáp thắc mắc của các mẹ bầu: Ăn gì để dễ sinh thường?

Giải đáp thắc mắc của các mẹ bầu: Ăn gì để dễ sinh thường?

Giai đoạn thích nghi tự nhiên của trẻ và các vấn đề tiêu hóa thường gặp

Giai đoạn thích nghi tự nhiên của trẻ và các vấn đề tiêu hóa thường gặp

Trẻ 8 tháng tuổi: Sự phát triển và chế độ dinh dưỡng

Trẻ 8 tháng tuổi: Sự phát triển và chế độ dinh dưỡng

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa dành cho mẹ mới sinh

28 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ

23 Tháng Hai, 2021
Bà Bầu ăn Xoài: Món Ngon Cho Bữa Tráng Miệng 5f854c32c5729.jpeg

7 lợi ích khi bà bầu ăn xoài mà có thể bạn chưa biết

23 Tháng Hai, 2021
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In