Nhiều người tiểu đường tìm đến Đông y để trị bệnh vì nghĩ rằng thảo dược lành tính và ít tác dụng phụ hơn. Lợi dụng điều này, nhiều cá nhân đã trục lợi bằng cách trà trộn thuốc cấm phenformin vào sản phẩm mạo danh Đông y của mình.
Bằng cách “mạo danh” thảo dược Đông y, phenformin là thủ phạm gây tử vong cho nhiều người tiểu đường trong thời gian gần đây. Liệu người bệnh tiểu đường có nên tiếp tục tin tưởng Đông y? Làm sao để biết một sản phẩm từ thảo dược là an toàn? Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Rủi ro khi dùng phenformin chữa tiểu đường
Mặc dù có tác dụng hạ đường máu rất nhanh nhưng phenformin cũng gây ra những tác dụng phụ đặc biệt nguy hiểm. Vì vậy loại thuốc này đã chính thức bị thu hồi và cấm ở hầu hết các thị trường thuốc trên thế giới, kể cả Việt Nam. Thế nhưng vì lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất đã bất chấp sự nguy hại của loại thuốc này để cho phenformin quay trở lại với vỏ bọc mới là “thuốc Đông y” hoặc “thuốc thảo dược”.
Những loại thuốc chứa phenformin tràn lan khắp thị trường và gây ra nhiều ca tử vong cho người tiểu đường tuýp 2. PGS–TS. Đào Xuân Cơ – Trưởng khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hầu hết người bệnh sử dụng phenformin lâu dài có các biểu hiện nôn mửa, đau bụng nhiều, phân lỏng, sốc, axit lactic tăng cao. Những trường hợp nặng có thể bị suy đa tạng và rơi vào hôn mê.
Vì mức độ nguy hiểm cho sức khỏe, những thực phẩm chức năng có phenformin đã bị Bộ Y tế yêu cầu ngừng sản xuất, lưu hành và sử dụng. Theo điểm tin y tế ngày 19.3.2019 của Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm thông báo đã thu hồi chứng nhận an toàn thực phẩm của một số thực phẩm chức năng có chứa phenformin.
Người tiểu đường có nên tin tưởng Đông y?
Sự việc thuốc cấm phenformin trà trộn vào các loại thuốc Đông y nổi lên trong thời gian gần đây khiến người tiêu dùng lo lắng, e dè với thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, các chuyên gia về đái tháo đường cho biết cả Tây y và Đông y đều có những ưu điểm riêng với vai trò không thể thiếu trong quá trình chữa bệnh.
Đông y sử dụng các thảo dược hỗ trợ chữa các bệnh mãn tính như tiểu đường. Những thảo dược này giúp cơ thể tự điều chỉnh và cân bằng các rối loạn chuyển hóa, từ đó giúp hỗ trợ làm giảm và ổn định đường huyết tự nhiên.
Vậy nên, bạn cần nâng cao nhận thức về bệnh tiểu đường cũng như hiểu rõ vai trò của các sản phẩm hỗ trợ. Quyết định chọn được một sản phẩm hỗ trợ chữa tiểu đường an toàn sẽ giúp bạn chữa bệnh hiệu quả và tránh được nhiều rủi ro.
Cách chọn sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết
Mặc dù các thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi mua không cần kê đơn, nhưng theo các chuyên gia nội tiết đái tháo đường thì bạn vẫn nên tìm hiểu về một số tiêu chí trước khi mua để đảm bảo an toàn:
- Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
- Nhà sản xuất phải đạt chuẩn GMP – TPCN.
- Công ty tiếp thị, phân phối có uy tín lâu năm trên thị trường.
- Có phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và phiếu kiểm nghiệm sản phẩm không có chứa chất cấm hoặc phenformin.
Nếu tìm hiểu kỹ, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm hỗ trợ phù hợp. Hiện nay, nhiều người tìm đến một số nhà sản xuất thực phẩm chức năng dành cho người tiểu đường như Công ty Hồng Bàng, IMC, Nam Dược, Việt Đức… Trong đó, TPBVSK Glutex của công ty IMC là một trong những sản phẩm hỗ trợ được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Glutex (*) có tác dụng hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết với thành phần chính như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng. Đây là sản phẩm hỗ trợ an toàn có thể giúp người tiểu đường sống cải thiện bệnh và sống khỏe mạnh hơn.
Glutex cũng chính là sản phẩm hỗ trợ ông Đào Xuân Hanh (Hưng Yên) ổn định đường huyết lúc đói và HbA1c trong mức cho phép. Ông cảm thấy người đỡ mệt mỏi và giảm cả tiểu đêm sau khi dùng sản phẩm vài tháng theo sự gợi ý của chuyên gia.
Bạn có thể xem thêm chia sẻ của ông Hạnh trong bài viết sau: Thở phào vì đường huyết ổn định, HbA1c cao trở về bình thường sau 4 tháng
Thuốc có chứa phenformin ngoài tác dụng hạ đường huyết nhanh thì chỉ mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như hại gan, thận hay thậm chí là tử vong. Vì thế, bạn nên tuân chỉ định điều trị của bác sĩ, xây dựng một lối sống lành mạnh và tỉnh táo khi chọn thực phẩm bổ sung để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh.
An Yên | HELLO BACSI
Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Discussion about this post