Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe

Nếu biết cách đẩy lùi biến chứng, suy tim giai đoạn cuối không phải đường cùng

admin Tác giả admin
8 Tháng Chín, 2020
in Sống khỏe
10 phút đọc
0
Nếu biết cách đẩy lùi biến chứng, suy tim giai đoạn cuối không phải đường cùng
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Người bệnh nào nghe bác sĩ chẩn đoán suy tim giai đoạn cuối cũng bàng hoàng nghĩ những ngày tháng còn lại quá ngắn ngủi, trong gang tấc đã phải sang thế giới bên kia… Liệu có cách nào giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng để sống khỏe hơn?

Người mắc suy tim độ 1, độ 2 hay độ 3 hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng bằng cách dùng thuốc hay phẫu thuật. Thế nhưng khi bệnh đã tiến triển thành suy tim giai đoạn cuối, người bệnh thường xuyên phải nhập viện vì ho, phù, khó thở, rối loạn nhịp tim do không đáp ứng với các thuốc điều trị. Để giảm nhẹ những biến chứng này, bạn cần có cách chăm sóc sức khỏe thật kỹ càng.

Những triệu chứng suy tim giai đoạn cuối

Ths. Bs. Nguyễn Đình Hiến, Trưởng khoa Nội Tim Mạch, bệnh viện Xanh Pôn, Hà nội cho biết suy tim giai đoạn cuối là mức độ nặng nhất của suy tim độ 4. Ở mức độ này, bạn thường không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa và sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Giai đoạn suy tim độ 1 hay độ 2, bạn có thể chưa thấy rõ các biểu hiện của bệnh. Thế nhưng suy tim sẽ tiến triển âm thầm và khiến bạn phải thường xuyên nhập viện vì các triệu chứng nguy hiểm. Những triệu chứng của suy tim giai đoạn cuối có thể kể đến là:

• Ho kèm khó thở: Máu không được tuần hoàn, ứ lại phổi gây cản trở quá trình trao đổi khí nên người bệnh dễ gặp phải những cơn ho khan kèm theo khó thở. Triệu chứng này xảy ra nhiều hơn cả khi người bệnh gắng sức hoặc nằm nghỉ. Nhiều người còn có triệu chứng của phù phổi cấp là ho có đờm nhầy màu trắng hoặc màu đỏ máu.

• Phù: Tim giảm khả năng hút máu về nên dịch và chất lỏng tích tụ trong cơ thể, đặc biệt là những bộ phận ở xa tim. Điều này khiến người bệnh bị phù ở các chi, đặt biệt là ở chân.

• Chán ăn và buồn nôn: Khi bị suy tim giai đoạn cuối, máu đến các cơ quan tiêu hóa như dạ dày không đủ. Đồng thời, máu nghèo chất dinh dưỡng bị ứ lại ở gan làm gan to và khiến người bệnh luôn cảm thấy chán ăn, đầy bụng, buồn nôn…

• Nhịp tim chậm: Chức năng tim đã bị suy yếu nên tim không còn khả năng bóp nhanh để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy nên, người bị suy tim giai đoạn cuối thường có nhịp tim chậm.

Ngoài những ảnh hưởng trên, người bệnh suy tim giai đoạn cuối thường gặp phải các biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não. Tất cả những biến chứng trên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và thậm chí là tuổi thọ của bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sống được nhiều năm nếu biết cách bảo vệ sức khỏe để giảm nhẹ triệu chứng.

Thay vì lo âu hay suy sụp khi bị suy tim giai đoạn cuối, bạn cần tìm cách giảm nhẹ các biến chứng khó chịu và duy trì tinh thần vui vẻ để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cách giảm nhẹ triệu chứng suy tim giai đoạn cuối

Bạn nên tuân thủ điều trị của bác sĩ và giữ tâm trạng vui vẻ để cải thiện triệu chứng.

Bệnh suy tim giai đoạn cuối sẽ không ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn quá nhiều nếu bạn biết cách kiểm soát các triệu chứng khó chịu theo những lời khuyên sau đây, 

1. Theo dõi sức khỏe

Đối với bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, việc có một người ở bên chăm sóc và hỗ trợ theo dõi tình hình sức khỏe là rất cần thiết. Vai trò của người chăm sóc bệnh nhân suy tim rất quan trọng vì đây là người có các trách nhiệm liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh như:

– Thông báo với bác sĩ các dấu hiệu bất thường của người bệnh để điều chỉnh thuốc điều trị hoặc nhập viện kịp thời.

– Kiểm tra lượng nước tiểu của bệnh nhân hàng ngày để điều chỉnh lượng nước uống vào sao cho không quá nhiều cũng không quá ít. Bên cạnh đó, việc theo dõi nhiệt độ cơ thể cũng rất cần thiết vì bệnh nhân sẽ cần thăm khám nếu nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp khiến tay chân bị lạnh.

– Theo dõi cân nặng hàng ngày xem người bệnh có tăng cân hay giảm cân bất thường không.

Người bệnh cũng nên quan sát những triệu chứng nguy hiểm như mệt mỏi, khó thở hay ho. Những triệu chứng này trong trường hợp cấp tính có thể gây ngất xỉu và nguy hiểm tới tính mạng nên bạn cần nhập viện ngay.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu tâm tới triệu chứng ho kèm đờm dạng bọt có máu vì đây là biểu hiện của cơn phù phổi cấp cần nhập viện để có hướng xử trí kịp thời.

2. Ăn uống và vận động hợp lý

Những thực phẩm dễ tiêu sẽ giúp bạn ngừa chướng bụng

Khi mắc suy tim giai đoạn cuối, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện của mình theo những lưu ý sau:

• Ăn thực phẩm dễ tiêu: Bạn có thể thường xuyên bị chướng bụng nên hãy ăn những món dễ tiêu, nhiều chất xơ và kali như rau, ngũ cốc, chuối, bơ… Bạn cũng cần tránh các món nhiều chất béo, thịt đỏ hay quá mặn và có thể chọn những món ăn đã xay nhuyễn.

• Uống đủ nước: Bạn nên tránh uống quá nhiều nước mà chỉ nên bổ sung một lượng nước vừa đủ. Để tránh uống quá nhiều nước, bạn chỉ nên uống nước khi khát hay thấy nước tiểu sẫm màu.

• Vận động hàng ngày: Người mắc suy tim giai đoạn cuối thường dễ mệt nên khó đi bộ hay tập thể dục được như người khỏe mạnh. Vậy nên, bạn nên vận động tại chỗ nhẹ nhàng bằng cách di chuyển các khớp tay chân và tích cực xoa bóp tay chân để máu huyết lưu thông.

Khi nằm nghỉ, bạn nên kê cao gối để nằm trong tư thế nửa nằm nửa ngồi vì tư thế này sẽ giúp bạn dễ thở và bớt ho.

3. Giữ tâm trạng vui vẻ

Bạn có thể cải thiện tinh thần bằng cách dành thời gian cho sở thích của bản thân.

Bạn sẽ dễ bị chán nản, lo âu và buông xuôi khi biết mình bị suy tim giai đoạn cuối nhưng tâm lý này có thể khiến bệnh thêm nặng. Bạn hãy tìm cách cải thiện tinh thần của mình bằng cách dành thời gian cho sở thích của bản thân.

Bạn nên dành thời gian với người thân và bạn bè để tâm sự và tìm kiếm sự động viên. Nhờ đó, cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ, lạc quan và ý nghĩa hơn.

4. Dùng thảo dược hỗ trợ

Anh Nguyễn Hùng Sơn (Minh Tân, Việt Trì) bị suy tim độ 4 và phải nhập viện  6 – 7 lần mỗi năm. Bệnh tình khá nặng khiến anh không thể thở nếu thiếu bình oxy, gia đình lại không đủ điều kiện phẫu thuật.

Nhưng anh không bỏ cuộc, sau một thời gian kiên trì điều trị, anh Sơn đã tìm thấy được hy vọng khi biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang (*). Anh cho biết “Khi uống đến hộp thứ 3, tôi không phải thở oxy nữa, lúc đó mới thấy rằng mình đã sống. Uống đến hộp thứ 32 có thể bế được mẹ, chạy được lên dốc… cuộc sống bắt đầu trở lại từ đó”.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang là sản phẩm tiêu biểu về thảo dược Đông y đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada. Kết quả nghiên cứu cho thấy Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ tăng phân suất tống máu, giảm cholesterol máu, giảm tất suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm các triệu chứng của suy tim như ho, phù, khó thở, mệt mỏi.

Rất nhiều người nghĩ rằng bệnh suy tim giai đoạn cuối là con đường cùng nên mất hết hy vọng và buông xuôi mọi nỗ lực chăm sóc sức khỏe. Điều này chẳng những khiến tình trạng bệnh tệ hơn mà còn làm người thân thêm đau lòng vì những ngày tháng ngắn ngủi còn lại. Thật ra, chặng đường phía trước dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn chăm sóc bản thân ngay từ bây giờ đấy!

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Như Vũ | HELLO BACSI

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai
Dinh dưỡng

Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

9 Tháng Mười Hai, 2020
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi
Bản tin sức khỏe

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

28 Tháng Mười Một, 2020
Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng
Làm đẹp

Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

6 Tháng Chín, 2020
Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp
Làm đẹp

Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

6 Tháng Chín, 2020
Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc
Làm đẹp

Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

6 Tháng Chín, 2020
Sự thật về bột vitamin C đối với làn da
Làm đẹp

Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
Các động tác massage sau sinh tại nhà nên được tiến hành như thế nào?

Các động tác massage sau sinh tại nhà nên được tiến hành như thế nào?

10 tác dụng của quả su su giúp bạn khỏe đẹp hơn

10 tác dụng của quả su su giúp bạn khỏe đẹp hơn

4 cuộc gặp bác sĩ mà phụ nữ nên xếp lịch định kỳ

4 cuộc gặp bác sĩ mà phụ nữ nên xếp lịch định kỳ

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

9 Tháng Mười Hai, 2020
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa, mẹ mới sinh nhất định phải thử

7 Tháng Mười Hai, 2020
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

28 Tháng Mười Một, 2020
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ, mẹ đã biết?

9 Tháng Mười Hai, 2020
Bà Bầu ăn Xoài: Món Ngon Cho Bữa Tráng Miệng 5f854c32c5729.jpeg

Bà bầu ăn xoài: Món ngon cho bữa tráng miệng

14 Tháng Mười, 2020
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In