Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe Dinh dưỡng

Mách bạn cách pha chế các loại trà thảo mộc giúp giảm đầy bụng

admin Tác giả admin
8 Tháng Chín, 2020
in Dinh dưỡng, Sống khỏe
12 phút đọc
0
Mách bạn cách pha chế các loại trà thảo mộc giúp giảm đầy bụng
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy một số loại trà thảo mộc có thể giúp giảm đầy bụng. Thực tế có khoảng  20 – 30% người từng trải qua tình trạng cảm thấy khó chịu khi bị đầy hơi. 

Từ xưa đến nay, người Việt Nam ta vẫn thích sử dụng các phương pháp từ thiên nhiên để giảm đầy hơi, và một trong số đó là uống trà thảo mộc. Bạn hãy học cách pha chế trà thảo mộc để có thể tận hưởng chúng ngay tại nhà bạn vào bất cứ lúc nào.

Đầy bụng là một trong những tình trạng rất thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây đầy bụng, có thể kể đến như: không dung nạp thực phẩm, khí tích tụ trong ruột, sự mất cân bằng các vi khuẩn đường ruột, viêm loét, táo bón và nhiễm ký sinh trùng. Dù ảnh hưởng ít hay nhiều lên đường tiêu hóa thì các nguyên nhân này đều khiến bụng của bạn cảm thấy khó chịu.

Có nhiều loại trả thảo mộc có công dụng làm dịu các triệu chứng đầy hơi và khó tiêu. Dưới đây là cách pha chế 8 loại trà thảo dược giúp đẩy lùi tình trạng khó chịu khi bị đầy hơi một cách dễ dàng.

Nội dung

  1. 1. Trà bạc hà
  2. 2. Trà tía tô đất
  3. 3. Trà ngải đắng
  4. 4. Trà gừng
  5. 5. Trà thì là
  6. 6. Trà từ rễ cây long đởm
  7. 7. Trà hoa cúc La Mã
  8. 8. Trà rễ cây bạch chỉ

1. Trà bạc hà

Trong y học cổ truyền, bạc hà (Mentha piperita) được biết như một loại thảo mộc giúp làm dịu các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, vì có hương vị the mát nên bạc hà có công dụng giúp sảng khoái tinh thần.

Một số nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy các hợp chất flavonoid có trong bạc hà có thể ức chế hoạt động của tế bào mast (hay còn gọi là dưỡng bào). Đây là những tế bào tồn tại trong hệ miễn dịch, xuất hiện nhiều trong ruột và là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi. Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy bạc hà làm thư giãn ruột, có thể làm giảm co thắt ruột cũng như những cơn đau và đầy hơi đi kèm.

Ngoài ra, viên nang dầu bạc hà có thể làm giảm đau bụng, đầy hơi và các tình trạng về tiêu hóa khác. Tuy nhiên, một gói trà bạc hà có thể cung cấp tinh dầu nhiều gấp 6 lần viên nang dầu bạc hà. Do đó, trà bạc hà có thể sẽ hữu hiệu trong việc giảm bớt triệu chứng đầy hơi.

Bạn có thể mua trà bạc hà hoặc tự pha chế tại nhà để đẩy lùi cảm giác khó chịu ở bụng.

Cách pha trà bạc hà 

Để pha trà, cho 1 muỗng canh (1,5g) lá bạc hà khô, 1 túi trà bạc hà hoặc 3 muỗng canh (17g) lá bạc hà tươi vào 1 cốc nước sôi (240 ml), ngâm trong khoảng 10 phút. Thế là bạn đã có một ly trà bạc hà nóng rồi.

2. Trà tía tô đất

Tía tô đất (Melissa officinalis) có mùi chanh nhẹ nhàng và vị man mát giống bạc hà, vì loài cây này cũng thuộc họ bạc hà.

Dựa vào cách dùng dân gian của nó, Cơ quan Quản lý thuốchâu Âu cho rằng trà tía tô đất có thể giúp làm giảm các vấn đề tiêu hóa nhẹ như đầy hơi và khó tiêu.

Cách pha trà tía tô đất

Để có một tách trà tía tô đất, bạn chỉ cần cho 1 muỗng canh (3g) lá tía tô đất khô hoặc 1 túi trà tía tô đất vào trong 1 ly nước sôi (240ml), để yên trong khoảng 10 phút và thưởng thức.

3. Trà ngải đắng

Ngải đắng (Artemisia absinthium) là một loại thảo mộc thường được dùng làm trà đắng. Đây là một loại thảo mộc có vị rất đắng, tuy nhiên bạn có thể làm dịu vị đắng này bằng chanh và mật ong.

Nhờ vị đắng đặc trưng, ngải đắng đôi khi được sử dụng trong thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Nguyên do là vì các loại gia vị và thảo mộc có vị đắng thường giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt.

Các nghiên cứu ở người cho thấy viên nang ngải đắng có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm chứng đầy hơi và khó chịu ở vùng bụng trên. Loại thảo dược này giúp tăng tiết dịch tiêu hóa, có thể giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và giảm đầy bụng. Các nghiên cứu trên động vật và trong phòng thí nghiệm cho thấy cây ngải đắng cũng có thể tiêu diệt các ký sinh trùng, một trong những “thủ phạm” gây khó tiêu.

Lưu ý là bạn không nên uống trà ngải đắng khi mang thai, vì trong thành phần loại trà này có chứa thujone, một hợp chất có thể gây co bóp tử cung.

Cách pha trà ngải đắng

Để pha trà ngải đắng, hãy ngâm 1 muỗng cà phê (1,5g) thảo mộc khô vào 240 ml nước đun sôi trong 5 phút.

4. Trà gừng

Trà gừng là trà được pha chế từ củ của cây gừng và được sử dụng để điều trị các tình trạng liên quan đến dạ dày kể từ xa xưa.

Các nghiên cứu ở người cho thấy uống viên nang gừng từ 1 – 1,5g mỗi ngày với liều chia nhỏ có thể làm giảm buồn nôn. Thêm vào đó, việc uống trà gừng có thể giúp tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, giảm khó chịu đường tiêu hóa, giảm co thắt ruột cũng như chướng bụng đầy hơi.

Người ta thường nghiên cứu về chiết xuất của gừng chứ không nghiên cứu nhiều về trà gừng. Tuy nghiên, các hợp chất có lợi cho đường tiêu hóa (chẳng hạn như gingerols) trong chiết xuất gừng cũng có mặt trong trà.

Cách pha trà gừng 

Công thức để pha trà gừng: Cho từ ¼ – 1/2 muỗng cà phê (0,5 – 1g) bột gừng, rễ gừng khô hoặc 1 túi lọc trà gừng vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi. Ngâm trà trong khoảng 5 phút và  thưởng thức.

Không chỉ gừng khô, các bạn cũng có thể pha trà bằng gừng tươi. Cho một cốc nước (khoảng 240ml) vào nồi, sau đó thêm khoảng 6g gừng đã thái lát vào, đun trong khoảng 10 phút. Trà gừng có vị cay, bạn có thể dùng mật ong và chanh để làm dịu vị cay.

5. Trà thì là

Hạt của cây thì là (Foeniculum vulgare) được dùng để pha trà và có vị tương tự như cam thảo. Theo dân gian, thì là được sử dụng để điều trị các rối loạn tiêu hóa, bao gồm: đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và táo bón.

Các nghiên cứu ở chuột cho thấy, phương pháp điều trị bằng chiết xuất cây thì là giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi nguy cơ bị viêm loét. Viêm loét là một nguyên nhân gây nên đầy bụng, vì vậy việc ngăn ngừa tình trạng này sẽ giúp giảm nguy cơ bị đầy hơi.

Táo bón cũng được xem là một nguyên nhân góp phần gây nên chứng đầy hơi. Thì là giúp làm tăng khả năng co bóp của dạ dày ở động vật và làm giảm thời gian vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, thì là có tác động rất tốt lên táo bón cũng như đầy hơi.

Một nghiên cứu trên những người lớn tuổi bị táo bón kinh niên ở viện dưỡng lão cho thấy rằng, trong 28 ngày, những người uống trà hạt thì là đi tiêu nhiều hơn gấp 4 lần so với những người uống giả dược.

Cách pha trà thì là 

Nếu không muốn sử dụng trà túi lọc, bạn có thể mua hạt cây thì là và nghiền nhỏ chúng ra để pha trà uống. Cho 1 – 2 muỗng cà phê (2 – 5g) hạt thì là vào 1 cốc (240ml) nước sôi rồi để yên trong khoảng 10 – 15 phút.

6. Trà từ rễ cây long đởm

Cây long đởm (Gentiana lutea) hay còn gọi là cây gentiana vàng, là một cây có hoa màu vàng, có phần rễ rất dày.
Khi uống trà từ rễ cây long đởm, ban đầu bạn có thể cảm thấy vị ngọt nhưng sau đó lại vương lại vị đắng trên đầu lưỡi. Một số người thích dùng chung trà long đởm với trà hoa cúc và mật ong.

Theo kinh nghiệm dân gian, rễ cây long đởm từ lâu đã được sử dụng làm thuốc và trà thảo dược giúp giảm đầy hơi, trướng bụng và các vấn đề tiêu hóa khác. Ngoài ra, chiết xuất từ rễ loại cây này có thể được sử dụng để điều chế thuốc tiêu hóa.

Trong thành phần của long đởm chứa các hợp chất thường gặp trong những loại thực vật có vị đắng, đó là iridoids và flavonoid. Những hợp chất này kích thích quá trình tiết dịch tiêu hóa, giúp nghiền nát thức ăn và có thể làm giảm đầy hơi.

Tuy nhiên, không nên uống trà từ rễ cây long đởm nếu bạn bị viêm loét, vì nó có thể làm tăng độ axit dạ dày. Hiện nay, tác dụng thật sự của trà long đởm vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng, vì vậy bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách pha trà long đởm 

Để pha trà long đởm, hãy cho khoảng ¼ – ½ muỗng cà phê (1-2 gram) rễ khô vào cốc chứa 240ml nứớc nóng, để yên trong khoảng 10 phút.

7. Trà hoa cúc La Mã

Cúc La Mã (Chamomillae romanae) là một loài cây thuộc họ cúc. Cúc La Mã là loài cây thân thảo nhỏ, hoa màu trắng, nhìn giống như cúc tỉ muội. Trong y học dân gian, cúc La Mã thường được dùng để điều trị khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn và viêm loét.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật đã chứng minh rằng cúc La Mã có thể giúp phòng ngừa vi khuẩn Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn có thể gây viêm loét dạ dày kèm theo đầy hơi.

Trong các bộ phận của cây cúc La Mã, hoa là bộ phận chứa nhiều các hợp chất có lợi nhất, đặc biệt phải kể đến các loại flavonoid. Vì vậy, việc uống trà hoa cúc La Mã sẽ mang lại tác dụng tốt hơn trà từ các phần khác của cây.

Cách pha trà hoa cúc La Mã

Để có một ly trà hoa cúc La Mã, bạn chỉ cần ch0 khoảng 1 muỗng canh hoa cúc khô (2 – 3g) hoặc 1 túi lọc trà hoa cúc, để yên trong vòng 10 phút. Đợi trà nguội và thưởng thức để cảm nhận hương vị cũng như lợi ích tuyệt vời của nó.

8. Trà rễ cây bạch chỉ

Loại trà này được làm từ rễ của cây bạch chỉ cảnh (Angelica archangelica), một loại cây thuộc họ hoa tán. Loại thảo mộc này có vị đắng nhưng nếu kết hợp với tía tô đất và dùng pha trà uống sẽ ngon hơn.

Các loại thảo mộc có vị đắng thường giúp kích thích sản xuất nhiều dịch tiêu hóa hơn, từ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Thêm vào đó, các nghiên cứu cho thấy rằng rễ cây bạch chỉ giúp làm giảm táo bón, một nguyên nhân quen thuộc gây nên tình trạng đầy bụng.

Các mẹ bầu không nên uống trà từ rễ cây bạch chỉ khi đang mang thai vì chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh về tính an toàn của nó đối với thai phụ và thai nhi.

Cách pha trà rễ cây bạch chỉ 

Bạn chỉ cần thêm 1 muỗng cà phê (2.5g) rễ cây bạch chỉ khô vào 240ml nước sôi, để yên trong vòng 5 phút là đã có ngay một tách trà bạch chỉ rồi.

Trà thảo dược là một phương thuốc tự nhiên đơn giản mà bạn có thể áp dụng khi gặp các vấn đề về tiêu hóa như trướng bụng và đầy hơi. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng các loại trà thảo dược này để giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trước khi uống trà thảo mộc cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho bé.

Khi bạn cảm thấy khó chịu, hãy thử áp dụng những cách pha chế các loại trà thảo mộc này để cảm thấy khỏe hơn nhé.

Phương Quỳnh/Trang Tin Sức Khỏe

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai
Dinh dưỡng

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi
Bản tin sức khỏe

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg
Chuẩn bị mang thai

Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

24 Tháng Hai, 2021
Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng
Làm đẹp

Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

6 Tháng Chín, 2020
Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp
Làm đẹp

Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

6 Tháng Chín, 2020
Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc
Làm đẹp

Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
9 bài tập cổ tay và bàn tay giúp bạn đỡ mỏi

9 bài tập cổ tay và bàn tay giúp bạn đỡ mỏi

Siro gạo lứt: 4 lý do vì sao bạn không nên dùng

Siro gạo lứt: 4 lý do vì sao bạn không nên dùng

Trà gừng: Đừng uống quá nhiều kẻo gặp tác dụng phụ

Trà gừng: Đừng uống quá nhiều kẻo gặp tác dụng phụ

Có thể bạn quan tâm

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa dành cho mẹ mới sinh

28 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ

23 Tháng Hai, 2021
Bà Bầu ăn Xoài: Món Ngon Cho Bữa Tráng Miệng 5f854c32c5729.jpeg

7 lợi ích khi bà bầu ăn xoài mà có thể bạn chưa biết

23 Tháng Hai, 2021
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In