Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe Chăm sóc răng miệng

Làm sao phòng ngừa bệnh ung thư miệng?

admin Tác giả admin
6 Tháng Chín, 2020
in Chăm sóc răng miệng, Sống khỏe
8 phút đọc
0
Làm sao phòng ngừa bệnh ung thư miệng?
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Để phòng ngừa bệnh ung thư miệng, bạn chỉ cần lưu ý thói quen hàng ngày và kiểm tra sức khỏe thường xuyên thay vì đợi đến khi có triệu chứng mới lo lắng.

Ung thư là sự phát triển không kiểm soát của một số tế bào, từ đó xâm nhập và gây thương tổn lên những mô ở xung quanh. Ung thư miệng có thể xảy ra trên tất cả các bộ phận trong miệng bao gồm cả ung thư môi, lưỡi, má, sàn miệng, vòm miệng cứng, vòm miệng mềm, mũi xoang và họng. Biểu hiện thường thấy nhất ở ung thư miệng chính là cơn đau họng dai dẳng không dứt. Ung thư miệng có thể đe dọa tính mạng của bạn nếu như bạn không phát hiện và chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư miệng 

Qua các nghiên cứu, các chuyên gia đã lập ra một danh sách các triệu chứng thường thấy nhất của bệnh ung thư miệng:

  • Đau tai
  • Sụt cân liên tục
  • Môi, lợi hoặc một số các nơi khác trong miệng của bạn sẽ có xu hướng dần trở nên sưng, dày, u hoặc bướu. Bên cạnh đó còn xuất hiện các nốt thô, bong hay bị mòn
  • Những đốm trắng và đỏ liên tục xuất hiện trong miệng bạn
  • Máu trong miệng chảy không rõ nguyên nhân
  • Ở nhiều nơi trên mặt bạn, đặc biệt là miệng và cổ, xuất hiện cảm giác tê hoặc mất cảm giác bất chợt hoặc thậm chí những cơn đau không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiện những chỗ viêm nhạy cảm, dễ chảy máu trên mặt, cổ hoặc miệng kéo dài ít nhất 2 tuần
  • Bị đau họng hoặc cảm giác có thứ gì đó vướng ở thành sau họng
  • Gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt, nói chuyện hoặc di chuyển hàm và lưỡi
  • Khàn giọng, đau họng kinh niên hoặc thay đổi giọng nói
  • Gặp khó khăn trong việc ăn uống cũng như sử dụng răng giả

Nếu bạn mắc phải một trong những triệu chứng bên trên, tốt nhất bạn nên đến phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức và chữa trị kịp thời nếu có bệnh.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh ung thư miệng

Theo như Hội Ung Thư Hoa Kỳ, đàn ông có tỷ lệ mắc ung thư miệng gấp đôi phụ nữ. Hơn nữa, đàn ông trên 50 tuổi càng có nguy cơ mắc ung thư miệng cao.

Vào năm 2014, một nghiên cứu đã khảo sát và cho biết có đến hơn 40.000 người được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư miệng. Các chuyên gia đã phân tích kỹ càng và đưa ra một số yếu tố dẫn đến bệnh ung thư miệng sau đây.

  • Hút thuốc lá thường xuyên: Những người thường xuyên hút thuốc lá, xì gà hoặc tẩu có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng cao gấp sáu lần so với người bình thường.
  • Hút thuốc lá không khói: Bên cạnh những người hút thuốc lá truyền thống, những người hút các loại thuốc lá không khói dạng bột nghiền có tỷ lệ mắc bệnh ung thư má, lợi hoặc ung thư môi cao hơn đến 50 lần.
  • Uống rượu quá nhiều: Những người tiêu thụ nhiều rượu có nguy cơ mắc ung thư miệng cao hơn gấp 6 lần so với những người không uống rượu.
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư: Di truyền cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư. Nếu trong gia đình bạn đã có thành viên từng mắc căn bệnh ung thư, bạn cũng có nguy cơ ung thư cao hơn so với những người khác.
  • Cho da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá nhiều: Việc cho da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá nhiều, đặc biệt là khi bạn còn trẻ, rất có hại cho cơ thể bạn và có thể dẫn đến việc ung thư.
  • Nhiễm bệnh tình dục HPV: Nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy hầu – họng.

Bạn nên nhớ rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư miệng. Qua các khảo sát và nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng hơn 25% các ca ung thư miệng xảy ra ở những người không bao giờ hút thuốc hoặc ở những người chỉ thỉnh thoảng uống rượu.

Giải pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư miệng

Các chuyên gia cũng đã đề xuất 6 giải pháp có thể giúp bạn phòng ngừa căn bệnh ung thư:

1. Ngừng hút thuốc lá: Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, hãy dần cắt giảm và bỏ hẳn việc sử dụng thuốc lá, kể cả loại thông thường hay thuốc lá bột nghiền. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư miệng.

2. Uống rượu bia một cách điều độ: Uống rượu bia quá nhiều không bao giờ là tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia cho biết, tốt nhất bạn nên tập thói quen uống rượu bia một cách điều độ. Tuy nhiên, việc uống rượu bia phải được chia đều mỗi ngày, bạn nên hạn chế việc nhịn uống trong một vài ngày và sau đó uống bù nhé!

3. Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng: Một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý và lành mạnh luôn có lợi cho cơ thể bạn. Nếu bạn không thể tự lập ra một chế độ ăn uống cho bản thân, bạn có thể hỏi ý kiến các bác sĩ để giúp bạn.

4. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Việc liên tục tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ tăng nguy cơ ung thư môi, đặc biệt là ở môi dưới. Nếu bạn cần phải ra ngoài, hãy luôn nhớ sử dụng kem chống nắng nhé.

5. Tự kiểm tra răng miệng ít nhất 1 tháng 1 lần: Bạn có thể tự kiểm tra những dấu hiệu của bệnh ung thư miệng ngay tại nhà. Hãy sử dụng một cái đèn pin và một tấm gương. Hãy kiểm tra kỹ càng mọi bộ phận trong miệng của bạn như lưỡi, răng, lợi, vòm họng, cổ họng… Nếu bạn phát hiện bất cứ thay đổi bất thường nào hoặc bất cứ triệu chứng nói trên nào, hãy lập tức liên lạc với bác sĩ để được hỗ trợ thêm.

6. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Tuy bạn có thể tự kiểm tra những dấu hiệu ung thư ngay tại nhà, song vẫn có những dấu hiệu bạn không thể nào tự nhìn thấy được. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia về răng miệng, kết quả sẽ chính xác hơn rất nhiều. Hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến khích việc kiểm tra ung thư miệng mỗi 3 năm một lần nếu bạn trên 20 tuổi và hàng năm nếu bạn trên 40.

Với những triệu chứng cũng như cách phòng ngừa nêu trên, Hello Bacsi mong rằng đã có thể giúp bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh ung thư miệng. Và ngay cả khi bạn thật sự mắc căn bệnh ung thư, bạn cũng có thể sớm phát hiện và chữa trị kịp thời.

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai
Dinh dưỡng

Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

9 Tháng Mười Hai, 2020
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi
Bản tin sức khỏe

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

28 Tháng Mười Một, 2020
Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng
Làm đẹp

Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

6 Tháng Chín, 2020
Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp
Làm đẹp

Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

6 Tháng Chín, 2020
Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc
Làm đẹp

Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

6 Tháng Chín, 2020
Sự thật về bột vitamin C đối với làn da
Làm đẹp

Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh viêm nha chu

Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh viêm nha chu

Điểm mặt 10 thói quen gây hại cho răng

Điểm mặt 10 thói quen gây hại cho răng

Hôi miệng có phải là bệnh?

Hôi miệng có phải là bệnh?

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

9 Tháng Mười Hai, 2020
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa, mẹ mới sinh nhất định phải thử

7 Tháng Mười Hai, 2020
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

28 Tháng Mười Một, 2020
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ, mẹ đã biết?

9 Tháng Mười Hai, 2020
Bà Bầu ăn Xoài: Món Ngon Cho Bữa Tráng Miệng 5f854c32c5729.jpeg

Bà bầu ăn xoài: Món ngon cho bữa tráng miệng

14 Tháng Mười, 2020
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In