Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe

6 tác hại của ngồi thiền nếu bạn tập sai cách

admin Tác giả admin
8 Tháng Chín, 2020
in Sống khỏe
10 phút đọc
0
6 tác hại của ngồi thiền nếu bạn tập sai cách
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của thiền có thể giúp bạn khỏe mạnh về tinh thần lẫn thể chất. Nếu bạn thấy mình gặp tác hại của ngồi thiền thì bạn có thể đang tập thiền sai cách rồi đấy.

Thiền là một bài tập về hơi thở nên bạn có thể tập luyện ở bất cứ nơi nào mà không cảm thấy tâm trí bị xao nhãng. Thiền cũng không phải là một bộ môn về tâm linh nên ai cũng có thể luyện tập được.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của bài tập thiền là giúp bạn thư giãn, hỗ trợ điều trị trầm cảm, rèn luyện sự tập trung, giảm đau nhức cơ thể và cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vào năm 2017 của các nhà nghiên cứu từ Đại học Brown và Đại học California trên tạp chí PLOS lại cho thấy điều ngược lại.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát trải nghiệm thiền của 60 học viên và cho thấy thiền có thể gây ra tác dụng phụ có hại. Cụ thể các học viên nhận thấy tác hại của ngồi thiền là ảnh hưởng đến cảm xúc, các giác quan, tương tác xã hội,… Một số khác còn cho thấy họ bị ảo giác, hoảng loạn, mất hoàn toàn động lực và chỉ sống trong những ký ức đau thương.

Có rất ít nghiên cứu cho thấy tác hại của ngồi thiền và không phải ai thiền cũng gặp những tác động tiêu cực, vì thế bạn không cần phải né tránh bộ môn này. Nếu gặp tác hại của ngồi thiền, bạn hãy để ý xem mình đã tập đúng cách hay chưa để điều chỉnh cho hợp lý.

Bạn hãy cùng tìm hiểu 6 tác hại của ngồi dưới đây để từ đó thực hiện tư thế ngồi thiền đúng cách nhằm đạt được lợi ích của bài tập nhé.

Nội dung

  1. 1. Tác hại của ngồi thiền khiến bạn bị ảo tưởng
  2. 2. Thiền khiến bạn mất động lực làm việc
  3. 3. Thiền khiến bạn thay đổi cảm xúc
  4. 4. Thiền ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn
  5. 5. Tác hại của ngồi thiền làm bạn bị đau nhức
  6. 6. Thiền khiến bạn bị suy nhược cơ thể

1. Tác hại của ngồi thiền khiến bạn bị ảo tưởng

Rất nhiều người chuyển sang học thiền để giúp họ trở nên lạc quan, khỏe mạnh và có cuộc sống tích cực hơn. Tuy nhiên, gần một nửa số người tham gia nghiên cứu năm 2017 đã trải qua những mâu thuẫn trong tư tưởng, thấy tiếng nói và hình ảnh vô hình giống như một dạng bệnh tâm thần phân liệt. Họ cũng nhận thấy sự suy giảm về khả năng kiểm soát bản thân và hoàn thành công việc.

Nguyên nhân bạn bị ảo tưởng có thể là do bạn suy nghĩ quá nhiều trong lúc thiền khiến tâm trí không thể tập trung và bị căng thẳng trong thời gian dài. 

Giải pháp: Trong lúc thiền, bạn hãy mở nhạc nhẹ để giúp mình tĩnh tâm tốt hơn. Bạn cũng cần điều chỉnh nhịp thở của mình đều đặn để tư tưởng không hướng đến bất kỳ suy nghĩ nào. Cách hít thở khi ngồi thiền sẽ giúp bạn thả lòng hoàn toàn, dễ chịu và đạt được những lợi ích của thiền.

2. Thiền khiến bạn mất động lực làm việc

Tác hại của ngồi thiền có thể khiến bạn trì hoãn và mất động lực để hoàn thành công việc. Theo nghiên cứu từ năm 2017, thiền khiến bạn mất hứng thú với các hoạt động mà trước đây bạn thích, điều này khá giống với những triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Nguyên nhân có thể là do thiền giúp bạn ổn định tâm trí và cân bằng cảm xúc, từ đó khiến bạn không còn phấn khích với những hoạt động khác.

Giải pháp: Nếu có dấu hiệu chán nản và mất động lực làm việc khi tập thiền, bạn có thể đã quá lạm dụng phương pháp thiền này. Vì thế, bạn chỉ nên dành 2 phút mỗi ngày khi bắt đầu tập thiền, rồi tăng lên 3 phút, 5 phút, 10 phút khi quen dần. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng cần tham gia những hoạt động thể chất khác để cân bằng cuộc sống.

3. Thiền khiến bạn thay đổi cảm xúc

Thiền có thể mang đến những cảm xúc và ký ức bạn đã kìm nén trong quá khứ, dẫn đến một cảm xúc tiêu cực. Những người tham gia nghiên cứu năm 2017 báo cáo họ đã cảm thấy hoảng loạn, lo lắng, sợ hãi, hoang tưởng, trầm cảm và đau buồn.

Bộ môn thiền thường yêu cầu bạn để tâm trí trống rỗng nên một số người dễ cảm thấy stress khi bắt ép bản thân mình khỏi những suy nghĩ. Tâm trí khi bị ép buộc thay đổi sẽ khiến cơ thể bạn có những phản ứng khó chịu như nhức đầu, stress, giảm trí nhớ, mất tập trung hoặc hoảng loạn.

Giải pháp: Bạn hãy để tâm trí của mình tự nhiên, mỗi ngày giảm đi một ít những suy nghĩ trong đầu cho đến khi tâm trí trong sáng. Nếu cảm thấy khó khăn để chi phối cảm xúc, bạn hãy mở mắt khi ngồi thiền, tập đếm nhịp thở rồi quan sát hơi thở và cơ thể của mình.

4. Thiền ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn

Thiền có thể làm thay đổi cách bạn tương tác với mọi người. Một nửa số người tham gia nghiên cứu năm 2017 nói rằng họ cảm thấy khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội sau khi thực hành thiền chuyên sâu hoặc học một khóa tu thiền. Những người khác thì cảm thấy bị ảnh hưởng xã hội đến mức tác động tiêu cực đến nghề nghiệp của họ.

Bộ môn thiền nếu được tập đúng cách sẽ tác động rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của bạn, giúp bạn thêm yêu cuộc sống và cảm thấy được kết nối nhiều hơn. Suy nghĩ của bạn cũng trở nên thấu đáo, sáng suốt và giải quyết được những xung đột. Điều đặc biệt, bạn cũng sẽ biết cách quan tâm đến người khác hơn và hài lòng với cuộc sống của mình.

Giải pháp: Nếu tinh thần của bạn sa sút và gặp tác hại của ngồi thiền khiến bạn không hòa nhập với mọi người xung quanh thì bạn nên ngừng ngay việc tập thiền lại. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang tập thiền không đúng cách. Bạn nên tìm đến huấn luyện viên yoga để được tập bài bản và hiểu kỹ những nguyên tắc khi tập thiền.

5. Tác hại của ngồi thiền làm bạn bị đau nhức

Những người tham gia trong nghiên cứu năm 2017 cho biết họ cảm thấy những thay đổi tiêu cực về thể chất như đau nhức người, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt…

Thiền sai cách có thể khiến bạn cảm thấy nhức đầu và chóng mặt do máu huyết không được lưu thông. 

Giải pháp: Bạn cần nhớ ngồi thiền đúng cách để cơ thể được thoải mái và không có cảm giác gồng khi hít vào. Bạn ngồi với vai thấp và thả lỏng, lưng thẳng, không nên căng các cơ và không ép sát khủy tay vào người mà hơi đưa ra. Tư thế tập thiền đúng cách sẽ giúp bạn giảm đau nhức cơ thể, hỗ trợ bạn giải tỏa căng thẳng và rèn luyện thể chất. Sau khi kết thúc thiền, bạn cần xoa bóp cơ mặt, chân, cổ, lưng, hông để giãn cơ và giúp tâm trí cân bằng.

6. Thiền khiến bạn bị suy nhược cơ thể

Một số người thường chọn cách nhịn ăn để ngồi thiền nhằm giảm cân và thanh lọc cơ thể. Vì thế, bạn có thể được hướng dẫn không ăn uống bất cứ thứ gì ngoài nước. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bạn bị thiếu chất, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, thậm chí tử vong.

Giải pháp: Việc nhịn ăn khi ngồi thiền cần phải được thực hiện đúng phương pháp thì mới mang lại hiệu quả thanh lọc tâm trí và cơ thể. Vì vậy, bạn cần phải có chuyên viên theo sát để huấn luyện phương pháp thiền nhịn ăn. Việc ăn uống lành mạnh và sinh hoạt hợp lý để thiền phát huy hết tác dụng vẫn nên được bạn ưu tiên.

Nếu ngồi thiền đúng cách, bạn sẽ không còn phải đối mặt với tác hại của ngồi thiền mà nhận được nhiều lợi ích sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Cách tốt nhất là bạn vẫn nên tìm đến các lớp học yoga hoặc thiền để được các chuyên viên hướng dẫn thiền đúng cách chứ không nên tự tập tại nhà.

Nếu cảm thấy không phù hợp với bài tập thiền, bạn hãy lựa chọn cho mình những bộ môn thể dục phù hợp hơn như dưỡng sinh, tập các tư thế yoga, bơi lội… Dù tập bất kể bộ môn nào, bạn cũng hãy lắng nghe cơ thể của mình để hoạt động tập thể dục luôn tốt cho sức khỏe nhé!

Hoa Vũ | HELLO BACSI

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai
Dinh dưỡng

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi
Bản tin sức khỏe

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg
Chuẩn bị mang thai

Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

24 Tháng Hai, 2021
Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng
Làm đẹp

Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

6 Tháng Chín, 2020
Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp
Làm đẹp

Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

6 Tháng Chín, 2020
Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc
Làm đẹp

Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
Làm sao để bạn không tăng cân ở tuổi mãn kinh?

Làm sao để bạn không tăng cân ở tuổi mãn kinh?

Uống kẽm trị mụn: 7 điều bạn cần biết trước khi dùng

Uống kẽm trị mụn: 7 điều bạn cần biết trước khi dùng

9 lợi ích của dưa bở ruột xanh đối với sức khỏe

9 lợi ích của dưa bở ruột xanh đối với sức khỏe

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Di Sieu Am Thai Nhieu Co Tot Khong 2

Mẹ bầu đi siêu âm thai nhiều có tốt không và cần lưu ý điều gì khi siêu âm

1 Tháng Tám, 2021
Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa dành cho mẹ mới sinh

28 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ

23 Tháng Hai, 2021
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In