Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe Bí quyết sống khỏe

4 dạng bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng bệnh nhân

admin Tác giả admin
6 Tháng Chín, 2020
in Bí quyết sống khỏe
9 phút đọc
0
4 dạng bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng bệnh nhân
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Nhiễm trùng là tình trạng xảy ra khi có một sinh vật lạ xâm nhập và gây hại cho cơ thể. Những sinh vật này sử dụng cơ thể người để sinh sản và duy trì sự sống của nó. Chúng còn được gọi là mầm bệnh.

Những mầm bệnh phổ biến nhất là vi khuẩn, virus, nấm mốc, prion. Chúng khác biệt về kích thước, hình dạng, chức năng, nội dung di truyền và cách thức hoạt động trên cơ thể. Ví dụ, virus có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn. Chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể vật chủ để chiếm lấy tế bào. Khi ký sinh ở cơ thể người, chúng có thể nhanh chóng thích nghi và nhân lên thành số lượng lớn nếu không được phát hiện và điều trị. Trong khi đó, vi khuẩn có thể tồn tại lâu dài ngoài không gian mà không cần vật chủ.

Một số bệnh nhiễm trùng chỉ gây ra triệu chứng nhẹ, không đáng chú ý. Song bên cạnh đó cũng có những bệnh nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng của người bệnh hoặc bị kháng điều trị. Nhiễm trùng lây truyền theo nhiều cách khác nhau: tiếp xúc với da, chất dịch trên cơ thể, tiếp xúc với phân hoặc chạm vào một vật mà người bệnh đã chạm vào trước đó. Bệnh nhiễm trùng lây lan ra sao và mức độ nghiêm trọng thế nào phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh.

Phương pháp điều trị cũng phụ thuộc vào loại mầm bệnh. Bài viết này sẽ tập trung vào các loại nhiễm trùng phổ biến và có khả năng gây tử vong cao nhất, bao gồm: vi khuẩn, virus, nấm và prion.

1. Nhiễm trùng do virus

Medical News Today cho biết có hàng triệu chủng virus tồn tại xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, tính đến nay chỉ có khoảng 5.000 loại được xác định. Virus chứa một đoạn mã di truyền nhỏ, được bảo vệ bởi một lớp protein và chất béo.

Virus xâm nhập vào trong cơ thể vật chủ và tự gắn mình vào một tế bào. Khi đó, chúng giải phóng vật liệu di truyền. Các vật liệu di truyền này buộc tế bào phải sao chép nên số lượng virus sẽ tăng lên. Khi tế bào chết, nó giải phóng các virus mới và tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào khác.

Không phải virus nào cũng phá hủy tế bào chủ của chúng. Một số virus khiến tế bào bị thay đổi chức năng. Theo cách này, các virus như papillomavirus (HPV) hoặc Epstein-Barr (EBV) có thể dẫn đến bệnh ung thư khi buộc các tế bào sao chép mất kiểm soát.

Một số loại virus nhắm mục tiêu tấn công vào vật thể có nhóm tuổi nhất định như trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Khi tấn công vào cơ thể người, có những loại virus không hoạt động gì trong một khoảng thời gian nhất định trước khi chúng sinh sôi, nảy nở.

Người bị nhiễm virus đã hồi phục hoàn toàn có thể mắc bệnh trở lại khi virus chưa được tiêu diệt hoàn toàn trong cơ thể.

Một số bệnh thường gặp do virus gây ra bao gồm:

  • Cảm lạnh thông thường do rhovirus, coronavirus hoặc adenovirus
  • Viêm não, viêm màng não do enterovirus và virus herpes
  • Mụn cóc, nhiễm trùng da do papillomaviruses (HPV) và herpes simplex virus (HSV)
  • Viêm dạ dày, viêm ruột do novavirus

Các loại virus phổ biến khác bao gồm:

  • Zika gây bệnh teo não
  • Human immunodeficiency virus gây bệnh HIV
  • Hepatitis C gây bệnh viêm gan C
  • Polio gây bệnh bại liệt
  • Influenza gây bệnh cúm
  • Dengue gây bệnh sốt xuất huyết
  • H1N1 gây bệnh cúm lợn
  • Corona MERS-CoV gây hội chứng hô hấp MERS…

Khi bị nhiễm virus, bác sĩ có thể giúp bạn điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng virus. Thuốc có khả năng ngăn chặn virus sinh sản hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus. Vì thế, nếu sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm virus, bạn sẽ không thể khỏi bệnh và làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.

Đa số các trường hợp nhiễm bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh kháng thể để chống lại virus. Các phương thức điều trị đều nhằm mục đích làm giảm triệu chứng.

2. Nhiễm trùng do vi khuẩn

Vi khuẩn là các loại vi sinh vật đơn bào. Các nhà khoa học ước tính có hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống trên trái đất.

Theo Medical News Today, vi khuẩn có ba hình dạng chính:

  • Hình cầu: Vi khuẩn dạng hình này được gọi là cocci và khá dễ điều trị
  • Hình que: Vi khuẩn mang hình dạng này được xem là trực khuẩn
  • Hình vòng xoắn: Dạng này còn có tên gọi khác là xoắn khuẩn.

Vi khuẩn có thể sống ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Thậm chí, có những loại vi khuẩn có thể sống sót trong chất thải phóng xạ.

Có hàng nghìn tỷ chủng vi khuẩn tồn tại trên trái đất. Trong số đó, có những loại gây bệnh cho người. Bên cạnh đó cũng có những loại vi khuẩn sống trong cơ thể con người nhưng không gây hại (ví dụ vi khuẩn đường ruột). Những loại vi khuẩn có lợi này sẽ tấn công vi khuẩn xấu để ngăn chặn chúng gây ra bệnh.

Những căn bệnh do vi khuẩn gây ra có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân bao gồm:

Các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn phải được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, một số chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nên vẫn có thể sống sót sau quá trình điều trị.

3. Nhiễm trùng do nấm 

Nấm là một loại ký sinh trùng đa tế bào. Chúng sinh sôi và phát triển nhờ sự lan rộng của các bào tử đơn bào. Nấm mốc thường có hình trụ dài với các sợi nhỏ phân nhánh từ cơ thể chính. Cấu trúc này được gọi là hypha.

Theo Medical News Today, có khoảng 51 triệu loài nấm tồn tại trên trái đất. Đa phần các trường hợp nhiễm nấm sẽ gây ra những biểu hiện xấu ở lớp da trên cùng. Một số loại khác lại tiến triển ở các lớp da sâu hơn.

Khi bạn hít phải các bào tử nấm, có thể bạn sẽ bị nhiễm nấm toàn thân. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Theo quy luật tự nhiên, cơ thể mỗi người có một quần thể vi khuẩn có lợi giúp duy trì sự cân bằng của các vi sinh vật trong ruột, miêng, âm đạo và các bộ phận khác của cơ thể. Nếu lượng vi khuẩn có lợi này bị tiêu diệt do nhiều yếu tố như lạm dụng kháng sinh, lối sống phản khoa học… nấm sẽ có thêm điều kiện để tấn công và phát triển trong cơ thể. Từ đó, nó sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và nhiều vấn đề sức khỏe cho vật chủ.

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm cao bao gồm:

  • Người sử dụng kháng sinh mạnh trong thời gian dài
  • Người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh lý (AIDS, tiểu đường, ung thư hoặc đã trải qua cấy ghép y tế).

4. Nhiễm trùng do prion

Prion là một dạng protein không chứa vật liệu di truyền. Khi bị gấp lại thành một hình dạng bất thường, prion có thể trở thành tác nhân gây hại cho cấu trúc não hoặc những bộ phận khác ở hệ thần kinh.

Prion không có khả năng sao chép hoặc ăn mòn tế bào của vật chủ. Tuy nhiên, prion có thể kích hoạt những yếu tố bất thường trong các tế bào và protein khác của cơ thể.

Nhiễm trùng do prion hiếm khi xảy ra nhưng một khi đã mắc bệnh, nguy cơ tử vong của bệnh nhân sẽ rất cao.

Khi tấn công vào cơ thể, prion sẽ gây ra các bệnh thoái hóa não, bao gồm:

  • Bệnh não xốp bò (còn gọi là bệnh bò điên, hiếm khi xảy ra ở người)
  • Bệnh nhũn não
  • Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa một số trường hợp mắc bệnh Alzheimer với bệnh nhiễm trùng do prion.

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

5 dấu hiệu tế nhị giúp bạn nhận biết người giữ trẻ không tốt
Bí quyết sống khỏe

5 dấu hiệu tế nhị giúp bạn nhận biết người giữ trẻ không tốt

6 Tháng Chín, 2020
5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng tinh dầu tràm
Bí quyết sống khỏe

5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng tinh dầu tràm

6 Tháng Chín, 2020
7 bí quyết giúp bạn luôn khỏe mạnh khi làm nghề freelancer
Bí quyết sống khỏe

7 bí quyết giúp bạn luôn khỏe mạnh khi làm nghề freelancer

6 Tháng Chín, 2020
Nước uống tốt cho sức khỏe: Đừng vội tin những lời quảng cáo!
Bí quyết sống khỏe

Nước uống tốt cho sức khỏe: Đừng vội tin những lời quảng cáo!

6 Tháng Chín, 2020
15 thủ thuật giúp bạn ngăn ngừa stress vì “mù tin học”
Bí quyết sống khỏe

15 thủ thuật giúp bạn ngăn ngừa stress vì “mù tin học”

6 Tháng Chín, 2020
10 bí quyết nấu ăn cực nhanh cho những ai lười vào bếp
Bí quyết sống khỏe

10 bí quyết nấu ăn cực nhanh cho những ai lười vào bếp

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
Ngáp nhiều không hẳn vì bạn buồn ngủ

Ngáp nhiều không hẳn vì bạn buồn ngủ

13 cách tự nhiên có được bí mật của trí nhớ siêu phàm

13 cách tự nhiên có được bí mật của trí nhớ siêu phàm

Máy làm sữa hạt: Trợ thủ nấu sữa tươi cho bạn mỗi ngày

Máy làm sữa hạt: Trợ thủ nấu sữa tươi cho bạn mỗi ngày

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

9 Tháng Mười Hai, 2020
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa, mẹ mới sinh nhất định phải thử

7 Tháng Mười Hai, 2020
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

28 Tháng Mười Một, 2020
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ, mẹ đã biết?

9 Tháng Mười Hai, 2020
Bà Bầu ăn Xoài: Món Ngon Cho Bữa Tráng Miệng 5f854c32c5729.jpeg

Bà bầu ăn xoài: Món ngon cho bữa tráng miệng

14 Tháng Mười, 2020
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In