Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    Sự thật về bột vitamin C đối với làn da

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe Sức khỏe phụ nữ

22 điều về vùng kín có thể khiến bạn kinh ngạc

admin Tác giả admin
9 Tháng Mười Hai, 2020
in Sức khỏe phụ nữ
11 phút đọc
0
22 Dieu Ve Vung Kin Co The Khien Ban Kinh Ngac
0
CHIA SẺ
1
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Vùng kín tuy là một bộ phận quan trọng cần được chăm sóc nhưng hầu hết phụ nữ lại không mạnh dạn tìm hiểu kiến thức về khu vực nhạy cảm này. Để đảm bảo sức khỏe vùng kín và cải thiện chuyện ấy, bạn hãy cùng khám phá về “lãnh địa bí ẩn” này nhé!

Thực tế, có rất nhiều lầm tưởng xung quanh “cô bé” mà nhiều người hiểu sai. Dưới đây là 22 sự thật về vùng kín mà bạn cần biết.

1. Âm đạo không phải là âm hộ

Cả âm đạo và âm hộ đều thuộc bộ phận sinh dục nữ, song hai phần này lại có vị trí và cấu tạo khác nhau:

• Âm đạo: Âm đạo phụ nữ là một phần cơ quan sinh dục nữ bên trong. Âm đạo có hình ống dài khoảng 7 – 15cm chạy từ âm hộ đến cổ tử cung.

• Âm hộ: Âm hộ (cửa mình) là phần cơ quan sinh dục nữ bên ngoài gồm môi âm hộ, niệu đạo, âm vật và cửa vào âm đạo.

Khi phân biệt rõ các bộ phận ở vùng kín, bạn sẽ biết cách chăm sóc vùng kín tốt hơn và ngăn ngừa được nhiều bệnh phụ khoa.

2. Xâm nhập âm đạo khó dẫn đến cực khoái

Chỉ có khoảng 18% phụ nữ có thể đạt cực khoái khi dương vật của đàn ông xâm nhập vào âm đạo. Trong khi đó, 80% phụ nữ còn lại cho rằng yếu tố quan trọng để đạt đến cao trào là âm vật.

Tuy nhiên, một số ít phụ nữ có thể đạt cực khoái âm đạo và âm vật cùng một lúc nếu nam giới kích thích hai bộ phận này. Thực tế, một số phụ nữ khỏe mạnh nhưng rất hiếm hoặc không bao giờ đạt cực khoái.

3. Âm vật và dương vật phát triển từ cùng một tế bào

Trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ quan sinh dục của bé trai và bé gái có cấu trúc giống hệt nhau. Sau khoảng tuần thứ 9, mô phôi thai bắt đầu phát triển thành dương vật hoặc âm vật. Tuy khác nhau về hình dáng và cấu tạo nhưng âm vật và dương vật lại phát triển từ cùng một tế bào đấy.

4. Không phải ai có âm đạo cũng là “nữ”

Cơ quan sinh dục không phải là một yếu tố phản ánh giới tính và rất nguy hiểm nếu như bạn lầm tưởng như vậy. Có nhiều người có âm đạo nhưng hoàn toàn không phải là phụ nữ mà có thể là nam hoặc phi nhị giới (người không là nam cũng không là nữ).

5. Âm đạo có thể bị rách khi sinh nở

Có khoảng 79% ca sinh nở bình thường có vết rách ở âm đạo dù nhỏ hay lớn. Bác sĩ cũng có thể rạch âm đạo hay còn gọi là rạch tầng sinh môn để quá trình sinh nở diễn ra nhanh hơn, đặc biệt trong trường hợp mẹ đẻ ngược. Điều này hoàn toàn bình thường vì âm đạo có khả năng phục hồi. Do nguồn cung cấp máu dồi dào nên âm đạo có khả năng tự chữa lành nhanh hơn các bộ phận khác trên cơ thể.

6. Màng trinh có thể rách trước khi quan hệ

Hầu hết những ai có âm đạo đều có màng trinh từ khi sinh ra. Đây là một màng mỏng nằm cách cửa âm đạo 2-3cm với một hay nhiều lỗ để kinh nguyệt thoát ra. Màng trinh có thể rách trước cả khi bạn quan hệ lần đầu nếu bạn tập thể dục mạnh hay dùng tampon.

7. Điểm G cực khoái có thể không có thật

Trong một nghiên cứu năm 2017, các nhà nghiên cứu cố gắng tìm điểm G nhưng thất bại và cũng không có nhiều bằng chứng về sự tồn tại của điểm này.

Thật ra, điểm G không phải là một điểm nhất định trong âm đạo, mà là một phần của mạng lưới thần kinh âm vật. Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn kích thích điểm G, nghĩa là bạn cũng đang kích thích một phần mạng lưới thần kinh của âm vật.

8. Một số người có tới hai âm đạo

Hiện tượng một người có hai âm đạo rất hiếm gặp và được gọi là tử cung kép. Những người có hai âm đạo vẫn có thể mang thai và sinh con nhưng nguy cơ sảy thai và sinh non cao hơn nhiều.

9. Bạn chỉ thấy một phần nhỏ của âm vật

Âm vật được hiểu là một tập hợp các đầu dây thần kinh có kích thước bằng hạt đậu dưới lớp da, hay còn gọi là mũ trùm âm vật. Tuy nhiên, âm vật thật ra là một mạng lưới rộng lớn của các đầu dây thần kinh mà phần lớn trong số đó tồn tại dưới bề mặt da.

10. Điểm A có thể mang đến nhiều khoái cảm

Tiền đình trước, hay còn là điểm A, là nằm sâu bên trong âm đạo phụ nữ, giữa cổ tử cung và bàng quang. Điểm này thậm chí sâu hơn điểm G khá nhiều. Một nghiên cứu năm 1997 cho biết việc kích thích điểm A sẽ giúp âm đạo sản xuất nhiều chất bôi trơn hơn và thậm chí còn giúp nữ giới đạt cực khoái.

11. Âm vật nhiều dây thần kinh gấp đôi dương vật

Dương vật nhạy cảm có khoảng 4.000 đầu dây thần kinh, trong khi âm vật lại có đến 8.000 dây thần kinh. Đó là lý do tại sao âm vật nên được chú ý nhiều hơn khi yêu.

12. Âm đạo thường có có mùi tự nhiên

Âm đạo có chứa một lượng lớn vi khuẩn có tác dụng giữ cho độ pH của âm đạo luôn hợp lý và cân bằng và những vi khuẩn này có mùi. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng và cố che đậy mùi này bằng nước hoa hay dung dịch vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên, nếu bạn thấy âm đạo bỗng nhiên có mùi khác bình thường thì hãy đi khám ngay.

13. Âm đạo có khả năng tự làm sạch

Âm đạo có nhiều lợi khuẩn có chức năng làm sạch và cân bằng độ pH vùng này. Khí hư đặc, lỏng, trong hoặc hơi đục đôi khi xuất hiện trên quần lót chính là sản phẩm sau khi âm đạo tự làm sạch. Vậy nên, bạn cần tránh thụt rửa âm đạo mà hãy để những vi khuẩn vùng này làm nhiệm vụ nhé.

14. Vùng kín có thể “ướt” dù không bị kích thích

Vùng kín đột nhiên ướt không hẳn là do bạn muốn quan hệ tình dục mà còn vì nhiều lý do khác. Có thể đó là do hormone khiến chất nhầy cổ tử cung bài tiết hàng ngày. Ngoài ra, âm hộ có khá nhiều tuyến mồ hôi.

Hơn nữa, âm đạo có thể tự động tạo ra sự bôi trơn khi được chạm vào, bất kể có kích thích hay không. Vậy nên, bạn hãy nhớ rằng vùng kín ẩm ướt không hẳn là dấu hiệu của ham muốn quan hệ mà có thể chỉ là một phản ứng của cơ thể.

15. Âm đạo sâu hơn khi bạn được kích thích

Khi bạn bước vào cuộc yêu, âm đạo phụ nữ sẽ tự động mở rộng. Thông thường, âm đạo thường chỉ dài khoảng từ  7 – 15cm và rộng từ 2,5 – 6cm. Sau khi được kích thích, phần trên của âm đạo kéo dài, đẩy cổ tử cung và tử cung vào sâu hơn trong cơ thể để nhường chỗ cho sự xâm nhập.

16. Âm đạo có thể đổi màu khi quan hệ

Khi bạn cảm thấy kích thích, máu chảy về âm hộ và âm đạo. Điều này có thể khiến da ở vùng kín thẫm màu hơn. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì màu sắc âm đạo sẽ trở lại bình thường sau khi bạn quan hệ xong.

17. Cực khoái có thể không như phim ảnh

Phim ảnh và sách báo thường phóng đại cảm giác cực khoái hay lên đỉnh nhưng thực chất cảm giác này hoàn toàn không có tiêu chuẩn. Thật ra cảm giác khi đạt cực khoái khác nhau ở mỗi người và bạn có thể sẽ không có những lần cực khoái dữ dội và nóng bỏng như phim ảnh. Thay vào đó, cực khoái của bạn có thể có cảm giác ngọt ngào, hạnh phúc và khó quên với nửa kia.

18. Quá trình sinh nở không kéo giãn âm đạo

Sau vài ngày sinh thường, âm đạo và âm hộ của bạn sẽ có cảm giác bầm và sưng. Bên cạnh đó, âm đạo cũng sẽ mở rộng một chút so với bình thường, Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần sau vàu ngày tiếp theo.

Thế nhưng âm đạo có thể sẽ bị khô rát sau sinh do cơ thể tiết ra ít estrogen là một hormone bôi trơn âm đạo hơn. Tình trạng này có thể sẽ nghiêm trọng hơn trong quá trình cho con bú vì cơ thể càng ít sản xuất estrogen hơn trong giai đoạn này.

Tuy âm đạo sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều sau sinh nhưng bạn có thể giữ cho cơ âm đạo săn chắc và khỏe mạnh bằng các bài tập kegel.

19. Tampon không thể kẹt lại trong âm đạo

Khi không thể lấy tampon mình đã đặt ra khỏi âm đạo, bạn có thể lo lắng tampon đã bị kẹt đâu đó trong cơ thể. Tuy nhiên, điều này là không đúng vì phần cuối của âm đạo nối với tử cung, một bộ phận luôn đóng khi bạn không trong quá trình sinh nở. Thường thì tampon chỉ bị tụt sâu trong âm đạo nên khiến bạn gặp khó khăn khi lấy ra.

Tuy nhiên, trường hợp để quên tampon trong âm đạo vài ngày hay thậm chí vài tuần là khá phổ biến. Tampon khi bị quên trong âm đạo có thể là nguyên nhân gây mùi vùng kín khá khó chịu. Trong trường hợp này, bạn có thể sẽ cần đến bác sĩ để có thể lấy tampon ra đấy.

20. Kích thước và vị trí âm vật ảnh hưởng đến cực khoái

Kích thước và vị trí của âm vật có thể ảnh hưởng tới khả năng đạt cực khoái của nữ giới. Theo một nghiên cứu năm 2014, lý do một số người gặp khó khăn trong việc đạt cực khoái khi quan hệ tình dục đường âm đạo có thể là do âm vật nhỏ mà lại xa cửa âm đạo.

21. Khí hư tiết ra nhiều hơn khi mang thai

Để bảo vệ thai nhi khỏi bị nhiễm trùng, âm đạo sẽ tự vệ sinh thường xuyên nên khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn trong suốt thai kỳ. Khí hư trong thai kỳ thường lỏng, có màu trong suốt, trắng đục và chuyển thành hồng nhạt ở tuần cuối cùng của thai kỳ. Tuy nhiên nếu khí hư có mùi hăng hoặc tanh, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

22. Cực khoái có thể giúp bạn bớt đau bụng

Khi đạt cực khoái, cơ thể sẽ sản xuất các hóa chất thúc đẩy tâm trạng tốt như dopamine và serotorin. Các chất này còn có thể giảm đau bụng kinh một cách tự nhiên và giúp cơ bắp thư giãn.

Kiến thức về vùng kín vô cùng rộng lớn, phong phú và cũng rất hữu ích giúp bạn chăm sóc cô bé. Khi hiểu tường tận về vùng nhạy cảm của mình, bạn sẽ có thể phát hiện những bất thường kịp thời và có cách giải quyết hợp lý nhất.

Minh Thư | HELLO BACSI

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi
Bản tin sức khỏe

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

28 Tháng Mười Một, 2020
Nhung Hieu Lam Thuong Gap Ve Tuoi Man Kinh O Phu Nu
Sức khỏe phụ nữ

Những hiểu lầm thường gặp về tuổi mãn kinh ở phụ nữ

9 Tháng Mười Hai, 2020
Bạn có nằm trong nhóm người có nguy cơ thiếu máu cao?
Sức khỏe phụ nữ

Bạn có nằm trong nhóm người có nguy cơ thiếu máu cao?

5 Tháng Chín, 2020
5 bài tập cơ sàn chậu tốt cho sức khỏe tình dục
Sức khỏe phụ nữ

5 bài tập cơ sàn chậu tốt cho sức khỏe tình dục

5 Tháng Chín, 2020
10 loại tinh dầu tốt nhất trong liệu pháp mùi hương
Sức khỏe phụ nữ

10 loại tinh dầu tốt nhất trong liệu pháp mùi hương

6 Tháng Chín, 2020
Massage yoni là gì mà khiến phụ nữ tò mò?
Sức khỏe phụ nữ

Massage yoni là gì mà khiến phụ nữ tò mò?

6 Tháng Chín, 2020
Xem thêm
Next Post
Trị ngủ ngáy bằng tinh dầu, bạn đã thử chưa?

Trị ngủ ngáy bằng tinh dầu, bạn đã thử chưa?

Đeo nút bịt tai chống ồn khi ngủ có an toàn không?

Đeo nút bịt tai chống ồn khi ngủ có an toàn không?

5 bước trong quy trình sơ cấp cứu

5 bước trong quy trình sơ cấp cứu

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

Thức uống có ga, tuy ngon mà hại

9 Tháng Mười Hai, 2020
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa, mẹ mới sinh nhất định phải thử

7 Tháng Mười Hai, 2020
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

28 Tháng Mười Một, 2020
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ, mẹ đã biết?

9 Tháng Mười Hai, 2020
Bà Bầu ăn Xoài: Món Ngon Cho Bữa Tráng Miệng 5f854c32c5729.jpeg

Bà bầu ăn xoài: Món ngon cho bữa tráng miệng

14 Tháng Mười, 2020
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In