Subscribe to get Updates
  • Login
Trang tin sức khỏe
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe
No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • All
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Bí quyết sống khỏe
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Chăm sóc răng miệng
    • Dinh dưỡng
    • Giấc ngủ
    • Làm đẹp
    • Nhãn khoa
    • Sơ cứu và phòng ngừa
    • Sống xanh
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Sức khỏe tinh thần
    • Vóc dáng
    Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

    5 Tác hại của thức uống có ga

    Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

    CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

    Điểm Mặt Các Loại Thuốc Tăng Chất Lượng Tinh Trùng Cho Phái Mạnh 5f564d126aec0.jpeg

    Điểm mặt 6 loại thuốc tăng chất lượng tinh trùng cho phái mạnh

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Cách chăm sóc móng tay với dầu dưỡng móng

    Bí Quyết Giúp Da Khỏe đẹp

    Bí quyết để làn da sáng bừng với kem primer

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    Tác hại kinh hoàng của thuốc nhuộm tóc

    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe
Trang Tin Sức Khỏe
No Result
View All Result
Trang chủ Sống khỏe Bí quyết sống khỏe

11 nguyên nhân gây đau gót chân mà bạn cần biết

admin Tác giả admin
6 Tháng Chín, 2020
in Bí quyết sống khỏe
9 phút đọc
0
11 nguyên nhân gây đau gót chân mà bạn cần biết
0
CHIA SẺ
0
lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Nguyên nhân gây đau gót chân có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ, vì vậy mà bạn cần tìm hiểu kỹ để có thể kịp thời chữa trị khi có dấu hiệu. 

Khi bị đau gót chân, bạn không những cảm thấy khó chịu mà còn hạn chế khi vận động. Gót chân là một phần nâng đỡ cả cơ thể nên bạn có thể bị đau khi đứng quá lâu hoặc chạy nhảy quá nhiều. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau gót chân không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy.

Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây đau gót chân là viêm cân gan chân và viêm gân Achilles. Thế nhưng, vẫn có nhiều nguyên nhân khác khiến gót chân bị đau mà bạn chưa biết.

Sau đây là 11 nguyên nhân gây đau gót chân mà bạn nên lưu ý để có thể kịp thời đi khám và chữa trị đúng cách.

Nội dung

  1. 1. Viêm cân gan chân
  2. 2. Viêm gân gót chân
  3. 3. Hội chứng ống cổ chân
  4. 4. Gãy xương do mỏi
  5. 5. Gót chân bị bầm
  6. 6. Teo lớp đệm chân
  7. 7. Bệnh Haglund
  8. 8. Viêm hoạt mạc khớp dưới sên
  9. 9. Bệnh sẩn
  10. 10. Viêm tủy xương gót chân
  11. 11. Khối u xương gót chân

1. Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là tình trạng kích ứng và viêm dải mô tạo vòm bàn chân cũng như nối xương gót chân với gốc ngón chân. Bệnh này gây ra những cơn đau dữ dội hoặc đau nhói ở gót chân. Cơn đau thường xảy ra khi bạn bắt đầu đi đứng sau một khoảng thời gian để chân nghỉ ngơi. Ví dụ, bạn có thể bị đau gót chân khi đi những bước đầu tiên vào buổi sáng hoặc khi đứng dậy sau một khoảng thời gian ngồi lâu.

Tình trạng viêm cân gan chân kéo dài có thể dẫn đến gai xương gót chân. Trong một số trường hợp hiếm gặp, cơ gan chân có thể bị rách và gây ra những cơn đau nhói đột ngột. Bạn cũng có thể gặp hiện tượng sưng và bầm tím bên cạnh dấu hiệu bị đau.

2. Viêm gân gót chân

Bệnh viêm gân gót chân hay viêm gân Achilles là tình trạng viêm một gân lớn ở mặt sau của xương gót chân. Bệnh này gây những cơn đau thắt hoặc đau rát nằm ở phía trên xương gót chân. Một số triệu chứng thường thấy khác của bệnh viêm gân gót chân là sưng nhẹ xung quanh gân cũng như căng cứng gót chân và bắp chân mỗi sáng.

Nguyên nhân gây viêm gân gót chân phổ biến nhất là do thực hiện các hoạt động quá mức như chạy bộ nhiều hay không khởi động bắp chân trước khi vận động. Chứng gai xương do mang giày không phù hợp hoặc do viêm khớp cũng có thể dẫn đến viêm gân gót chân. Trong một số tình huống hiếm gặp, bạn có thể bị đứt gân gót chân khi tham gia các hoạt động thể chất mạnh như chơi bóng rổ hoặc tennis.

3. Hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân là tình trạng một dây thần kinh lớn ở phía sau bàn chân bị chèn ép. Hội chứng này có thể gây cảm giác đau hoặc rát ở gót chân nhưng cơn đau cũng thường lan đến lòng bàn chân và gần các ngón chân. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các dấu hiệu tương tự như hội chứng ống cổ tay như tê và châm chích hay cơn đau trở nặng hơn vào ban đêm.

4. Gãy xương do mỏi

Gãy xương bàn chân và gót chân do mỏi thường xảy ra ở các vận động viên hoặc những ai chạy bộ nhiều. Những áp lực liên tục tác động lên xương gót chân lâu dần có thể khiến xương bị gãy. Các yếu tố cũng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương do mỏi là:

Khi gặp tình trạng gãy xương do mỏi, cơn đau gót chân sẽ tăng dần khi bạn vận động và cải thiện khi nghỉ ngơi. Ngoài cảm giác đau, bạn cũng có thể bị sưng cũng như nhạy cảm ở khu vực gãy xương.

5. Gót chân bị bầm

Gót chân nếu bị bầm có thể gây ra cơn đau nhói ở vùng này. Tình trạng bầm gót chân có thể do chấn thương sau khi ngã hoặc do tập các bài nặng quá mức. 

6. Teo lớp đệm chân

Ở người lớn tuổi, lớp mỡ đệm ở gót chân của bạn có thể bị teo hoặc rách. Phần mỡ đệm này cũng có thể mỏng đi do chấn thương. Khi này, bạn có thể có cảm giác đau nhói ở giữa gót chân và cơn đau thường nặng hơn khi bạn thực hiện các hoạt động dồn trọng lực vào chân.

Không giống như viêm cân gan chân, cơn đau gót chân trong trường hợp này thường không xuất hiện vào buổi sáng mà trở nên tệ hơn khi bạn hoạt động trong ngày.

7. Bệnh Haglund

Bệnh Haglund xảy ra khi một phần xương bị sưng lên ở phía sau gót chân cọ xát với những đôi giày quá cứng. Lý do vết sưng này xuất hiện vẫn chưa rõ ràng. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể do gân Achilles bị căng, vòm chân cao, mang giày chật hoặc không vừa hay do di truyền.

Cơn đau do bệnh này thường xuất hiện phía sau gót chân và có thể dẫn đến tình hình đi khập khiễng và các dấu hiệu viêm như sưng, ấm và đỏ. Khi các mô mềm xung quanh vết sưng ở sau gót chân bị kích ứng, bạn có thể mắc chứng viêm bao hoạt dịch.

8. Viêm hoạt mạc khớp dưới sên

Chứng viêm hoạt mạc khớp dưới sên còn gọi là hội chứng sinus tarsi. Sinus tarsi là tên khoảng trống giữa mắt cá chân và xương gót chân. Khoảng trống này dù nhỏ nhưng chứa một số dây chằng cũng như mô mỡ, gân, dây thần kinh và mạch máu. Việc xoay mắt cá chân ra ngoài thường xuyên gây ra hội chứng này.

Khi mắc chứng viêm hoạt mạc khớp dưới sên, bạn có thể bị đau khi hoạt động nặng, cảm giác mắt cá chân bị lỏng và khó đi lại trên bề mặt không bằng phẳng.

9. Bệnh sẩn

Các vết sẩn là những vết sưng ở gót chân gây đau, có màu vàng hoặc màu da. Tình trạng này là do chất béo sâu bên trong da đẩy nang gót chân lên. Các sẩn thường là lành tính và chỉ gây đau trong chưa tới 10% các trường hợp.

10. Viêm tủy xương gót chân

Đôi khi tình trạng viêm tủy xương gót chân hay còn được gọi là nhiễm trùng xương có thể gây đau gót chân. Tuy nhiên, cơn đau trong trường hợp này thường không nặng lên hay bớt đi như cơn đau do các nguyên nhân khác. Ngoài đau gót chân, bạn cũng có thể bị sốt khi bị viêm tủy xương.

11. Khối u xương gót chân

Bạn có thể bị đau khi có khối u ở xương gót chân. Cơn đau này thường sâu, kéo dài và trở nên nặng hơn vào ban đêm. Bạn cần đi khám nếu chưa biết rõ về nguyên nhân gây ra các triệu chứng của mình hoặc chưa biết cách cải thiện cơn đau.

Bạn nên đi khám nếu gặp các dấu hiệu sau đây:

  • Cơn đau kéo dài hơn một vài ngày
  • Mặt sau của chân bị sưng hoặc đổi màu
  • Không thể đi lại thoải mái ở bên gót chân bị đau
  • Có các dấu hiệu nhiễm trùng sốt, da đỏ hay ấm lên
  • Cơn đau gót chân xảy ra vào ban đêm hoặc trong khi nghỉ ngơi

Ngoài những nguyên nhân khiến gót chân bị đau trên đây, bạn cũng có thể gặp cơn đau khó chịu này vì các lý do khác:

• Các bệnh về thần kinh: Chứng rễ thần kinh là tình trạng một dây thần kinh ở lưng dưới bị kích ứng và có thể gây đau cơ bắp chân. Cơn đau có thể di chuyển tới cả gót chân. Ngoài ra, chứng viêm dây thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường, lạm dụng rượu hoặc thiếu vitamin cũng có thể gây đau chân và gót chân.

• Các vấn đề về da: Các vấn đề về da như nhiễm trùng chân sau hoặc mắt cá chân, mụn cóc ở chân, loét do tiểu đường hoặc nấm chân nhiễm trùng có thể gây khó chịu ở gót chân hoặc lòng bàn chân.

• Bệnh toàn thân: Các bệnh viêm toàn thân như u hạt (sarcoidosis), viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp phản ứng có thể gây đau gót chân. Thông thường, bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như sốt, phát ban, đau khớp và viêm.

Những cơn đau gót chân không những khiến bạn khó đi lại thoải mái mà còn ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng và hiệu suất làm việc. Vậy nên, bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác khiến mình bị đau gót chân để chữa trị và phòng ngừa hiệu quả hơn.

Như Vũ | HELLO BACSI

Các bài viết của Trang Tin Sức Khỏe chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Liên quan Posts

5 dấu hiệu tế nhị giúp bạn nhận biết người giữ trẻ không tốt
Bí quyết sống khỏe

5 dấu hiệu tế nhị giúp bạn nhận biết người giữ trẻ không tốt

19 Tháng Ba, 2021
5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng tinh dầu tràm
Bí quyết sống khỏe

5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng tinh dầu tràm

19 Tháng Ba, 2021
7 bí quyết giúp bạn luôn khỏe mạnh khi làm nghề freelancer
Bí quyết sống khỏe

7 bí quyết giúp bạn luôn khỏe mạnh khi làm nghề freelancer

19 Tháng Ba, 2021
Liệu nước uống có tốt cho sức khỏe?
Bí quyết sống khỏe

Liệu nước uống có tốt cho sức khỏe?

22 Tháng Ba, 2021
15 thủ thuật tin học giúp bạn ngăn ngừa stress trong công việc
Bí quyết sống khỏe

15 thủ thuật tin học giúp bạn ngăn ngừa stress trong công việc

20 Tháng Ba, 2021
10 bí quyết nấu ăn cực nhanh cho những ai lười vào bếp
Bí quyết sống khỏe

10 bí quyết nấu ăn cực nhanh cho những ai lười vào bếp

20 Tháng Ba, 2021
Xem thêm
Next Post
Bột chùm ngây có gì hay mà mọi người đều thích?

Bột chùm ngây có gì hay mà mọi người đều thích?

Khản tiếng uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Khản tiếng uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Bổ sung lợi khuẩn probiotic và 6 tác dụng phụ ít ai biết

Bổ sung lợi khuẩn probiotic và 6 tác dụng phụ ít ai biết

Discussion about this post

Có thể bạn quan tâm

Di Sieu Am Thai Nhieu Co Tot Khong 2

Mẹ bầu đi siêu âm thai nhiều có tốt không và cần lưu ý điều gì khi siêu âm

1 Tháng Tám, 2021
Nuoc Uong Co Ga Tuy Ngon Ma Hai

5 Tác hại của thức uống có ga

23 Tháng Hai, 2021
7 Thức Uống Lợi Sữa, Mẹ Mới Sinh Nhất định Phải Thử 5fc3b8ece0dc2.jpeg

7 thức uống lợi sữa dành cho mẹ mới sinh

28 Tháng Hai, 2021
Coc Nguyet San Mem Nhat The Gioi

CỐC NGUYỆT SAN BEUCUP – GIẢI PHÁP SỐ 1 CHO “NGÀY DÂU RỤNG”

23 Tháng Hai, 2021
8 Loi Ich Cua Ca Com Voi Suc Khoe Con Tre Me Da Biet

8 lợi ích của cá cơm với sức khỏe con trẻ

23 Tháng Hai, 2021
Trang tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Kết nối với Trang Tin Sức Khỏe

No Result
View All Result
  • Bệnh A-Z
  • Sống khỏe
    • Sống xanh, ngăn ngừa hóa chất
    • Dinh dưỡng
    • Bí quyết sống khỏe
    • Làm đẹp
    • Vóc dáng
    • Nhãn khoa
    • Chăm sóc răng miệng
    • Sức khỏe giới tính
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc người cao tuổi
    • Sức khỏe tinh thần
    • Bảo hiểm sức khỏe
    • Giấc ngủ
    • Sơ cứu và phòng ngừa
  • Mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thai kỳ
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Quá trình sinh nở
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ tập đi
    • Năm đầu đời của bé
    • Chăm sóc da bé
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Bí quyết dạy con
  • Kiểm tra sức khỏe
    • Kiểm tra triệu chứng bệnh
    • Tính ngày rụng trứng
  • Bảo hiểm
  • Bản tin sức khỏe

© 2020 Trang Tin Sức Khỏe

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In